Phát huy lợi thế của cây lúa vùng châu thổ Cửu Long

09:26 18/11/2022

Ngày 18/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức Hội thảo “Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giải pháp từ cây lúa”.

Cuối tháng 2/2022, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; trong đó cho phép giảm 88.560 ha diện tích đất trồng lúa, trong tổng số diện tích 3,9 triệu ha. Bên cạnh đó, tổ chức lại không gian sản xuất, phối hợp với phát triển đô thị và công nghiệp chế biến.

Đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp và ông Nguyễn Ngọc Tòan, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đồng chủ trì Hội thảo. 

Nhiều thập niên qua, ĐBSCL đã làm tròn trách nhiệm an ninh lương thực của mình, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, khi hạn hán, đại dịch COVID-19 cùng chiến sự Nga - Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đe dọa an ninh lương thực - thực phẩm ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không những đảm bảo đời sống cho trăm triệu người dân trong nước mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh cung ứng lúa gạo ra toàn cầu. ĐBSCL đóng vai trò lớn nhất, quan trọng nhất trong thành tựu đó.

GS-TS Võ Tòng Xuân tham luận tại Hội thảo. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng chưa bao giờ ĐBSCL nhận được sự quan tâm nhiều như hiện nay. Với vị thế của một vùng đất nông nghiệp, vựa lúa lớn nhất của đất nước, ĐBSCL đang kỳ vọng chờ đón nhiều chính sách, giải pháp để bứt phá, phát triển. Khát vọng cho một vùng đồng bằng nhiều tiềm năng, thoát trũng, phát triển bền vững là khát vọng của nhiều thế hệ trong khu vực.

Ngày 24/9/2022, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo "Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp". Theo đó, việc chuyển sang phương thức trồng lúa giảm phát thải là giải pháp tiềm năng nhất để tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu vẫn giúp duy trì hoặc tăng sản lượng từ 5-10% đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20 - 30%. Qua đó lợi nhuận ròng cũng tăng khoảng 25%, đạt mục tiêu cắt giảm 30% sản lượng khí mê-tan vào năm 2030, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này...

Toàn cảnh Hội thảo. 

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đặt vấn đề, chuyển đổi thế nào để phát huy lợi thế của cây lúa, thế mạnh hàng đầu của ĐBSCL; để các sản vật ở các địa phương bứt phá, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho bà con nông dân? Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư vào vùng đồng bằng trù phú bậc nhất thế giới của Việt Nam? 

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. 

Trong khuôn khổ Hội thảo cũng diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết “Nghĩa tình miền Tây” do Báo Thanh Niên phát động và nhận bài thi từ 1/6 – 30/9. Trải qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức, Ban Giám khảo đã chọn ra nhiều tác phẩm chất lượng để xếp hạng và trao giải.

Văn Đức

Ngày 10/9, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đã ký văn bản gửi tới Bộ Giao thông Vận tải về việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Phong Châu mới.

“Lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành các biện pháp cứu nạn, cứu hộ… Đề nghị cơ quan, tổ chức và nhân dân phối hợp cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến người, phương tiện bị nạn và các thông tin khác có liên quan đến vụ việc trên!”, tiếng loa phát thanh liên tục vang lên trên bờ sông Hồng, mang theo cả nỗi xót xa và sự hy vọng của những CBCS Công an, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và cả của người dân, đang mong chờ một phép màu đến với những người bị nạn. 

Cát Bà được mệnh danh là đảo ngọc, thủ phủ du lịch của Hải Phòng. Cơn bão số 3 đã càn quét, phá hủy hàng trăm nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà dân và các công trình công cộng, trụ sở cơ quan khiến huyện đảo trở nên hoang tàn, đổ nát. 

Sáng 10/9, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip chia sẻ hình ảnh nước lũ đang cuồn cuộn tràn qua mặt đê, một số thông tin cho rằng đây là hình ảnh ở Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Thông tin trên đã gây hoang mang dư luận, khiến nhiều người dân lo lắng.

Trong đêm 9/9 và sáng 10/9, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên và duy trì ở trên mức báo động 3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Tại Hà Nội, nước sông đã tiến sát khu vực dân cư bãi Phúc Xá, nguy cơ gây ngập ven bờ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đêm 9/9 và rạng sáng 10/9, nhiều địa bàn của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có mưa to đến rất to. Lượng nước trên các sông liên tục dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi tránh trú an toàn.

Trận mưa từ chiều và đêm qua và rạng sáng nay (10/9), đã gây ngập lụt trên một số tuyến phố ở Thủ đô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông của người và các phương tiện. Lực lượng CSGT rất vất vả trong giờ cao điểm sáng để điều tiết, hỗ trợ người dân đi qua các điểm ngập.

Rạng sáng 10/9, tại thôn Làng Dạ 2, xã Cam Đường, TP Lào Cai xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng gây hư hại tài sản, sập nhà cửa. Rất may, 10 hộ dân với 45 nhân khẩu tại đây đã thoát nạn do được lực lượng công an và chính quyền xã di dời từ đêm hôm trước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文