Quy hoạch tỉnh là “xương sống” của sự phát triển

05:54 03/03/2023

Thanh Hóa là tỉnh thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn khẳng định: Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất, là “xương sống” để các ngành, các lĩnh vực của tỉnh phát triển.

Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, quy hoạch tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Một bản quy hoạch có chất lượng tốt sẽ khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thể hiện được khát vọng vươn lên sẽ giúp cho tỉnh có được đường đi nhanh nhất, hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đề ra.

Một trong 3 khâu đột phá của quy hoạch tỉnh Thanh Hóa là tiết kiệm mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Vì vậy, ngay sau khi Luật Quy hoạch ra đời và có hiệu lực thi hành, Thanh Hóa đã khẩn trương triển khai thực hiện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác lập quy hoạch. Trong quá trình phát triển của mỗi địa phương, vùng kinh tế và của cả quốc gia, quy hoạch là công cụ quan trọng để hoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.

Tìm hiểu được biết, quy hoạch tỉnh Thanh Hóa vừa được phê duyệt là quy hoạch tích hợp đầu tiên được ban hành theo phương pháp tiếp cận mới, với những nội dung hết sức quan trọng, bao gồm quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu, định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, định hướng phát triển không gian lãnh thổ, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến định hướng sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trên cơ sở quy hoạch tỉnh được phê duyệt, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các quy hoạch có tính chất chuyên ngành sẽ tiếp tục được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới để bảo đảm tính thống nhất, khoa học, bền vững, làm căn cứ để huy động nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Quy hoạch.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, các quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển trong Quy hoạch tỉnh đã thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; đồng thời, đã kế thừa đầy đủ, sáng tạo các quan điểm, định hướng phát triển của Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước, một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Chính vì vậy, quy hoạch này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa mà còn có ý nghĩa với khu vực và cả nước, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời gian tới.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đã xác định cụ thể không gian phát triển cho từng ngành, lĩnh vực, xác định các hành lang kinh tế, vùng động lực phát triển cho cả thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và cơ hội nổi trội, khác biệt, quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đã xác định 3 ngành quan trọng, gồm: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến chế tạo, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nông nghiệp theo các mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh với 3 loại hình chính là du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch văn hóa; đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn về du lịch của cả nước.

Đồng thời, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa cũng xác định 3 khâu đột phá, gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức uy tín, trách nhiệm, tận tụy với công việc; huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Để thực hiện Quy hoạch tỉnh phát huy hiệu quả cao nhất, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức hội nghị công bố quy hoạch rộng rãi. Sau khi công bố quy hoạch, tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh để bảo đảm sự triển khai đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành. Kế hoạch phải xác định rõ nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể gắn với từng sản phẩm cụ thể, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Cùng với đó, để Quy hoạch tỉnh thực sự trở thành một động lực phát triển, tỉnh sẽ sớm cụ thể hóa các quy hoạch có tính chất chuyên ngành tập trung đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư các nguồn lực để thực hiện quy hoạch, ưu tiên các nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến với tỉnh; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển để huy động hiệu quả các nguồn lực, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm.

Năm 2022 tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, có nhiều chỉ tiêu vượt xa so với kế hoạch và so với cùng kỳ, nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,51%. Thu ngân sách nhà nước đạt 51 nghìn tỷ đồng, vượt 69% dự toán và tăng 22,8% so với cùng kỳ. Phát triển doanh nghiệp được tập trung chỉ đạo; đã thành lập mới 3.761 doanh nghiệp, đứng thứ 6 cả nước.

Trần Thắng

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文