Tăng hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa giảm phát thải

07:19 18/06/2024

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” (viết tắt là Đề án) được kỳ vọng mang đến những thay đổi tích cực, không chỉ giúp Việt Nam có thương hiệu gạo giảm phát thải mà giúp nông dân tăng thu nhập.

Với lượng phát thải khí nhà kính (KNK) cao từ canh tác lúa gạo, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này đối với môi trường. Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” (viết tắt là Đề án) được kỳ vọng mang đến những thay đổi tích cực, không chỉ giúp Việt Nam có thương hiệu gạo giảm phát thải mà giúp nông dân tăng thu nhập.

Sản xuất lúa gạo phát thải thấp giúp nông dân tăng thu nhập.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam xét về mức độ phát thải, trồng lúa phát thải gần 50 triệu tấn khí nhà kính (CO2 quy đổi) mỗi năm, tức trung bình sản xuất 0,9 tấn gạo sinh ra một tấn CO2 quy đổi. Con số này cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ và đứng thứ 5 trong nhóm 10 cường quốc xuất khẩu gạo. Lượng phát thải KNK từ sản xuất lúa gạo chiếm 48%, hơn 75% lượng khí thải metan (CH4) của ngành nông nghiệp, là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy phát thải KNK trong nông nghiệp tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực: trồng lúa nước (phát thải 49,7 triệu tấn CO2, chiếm 50%); chăn nuôi (phát thải 18,5 triệu tấn CO2, chiếm 19%), quản lý đất và sử dụng phân bón (phát thải 13,2 triệu tấn CO2, chiếm 13%). Dự báo phát thải KNK trong nông nghiệp đến năm 2030 là 112,16 triệu tấn CO2 tương đương. Nguyên nhân chính làm tăng phát thải KNK trong sản xuất lúa gạo bao gồm: thâm canh nông nghiệp không bền vững; tỷ lệ phân bón và mức độ sử dụng nước cho tưới tiêu cao; quản lý không đúng cách các tàn dư lúa như rơm rạ, trấu; sử dụng năng lượng kém hiệu quả trong canh tác…

Đề án do Bộ NN&PTNT chủ trì, triển khai tại các tỉnh, thành ĐBSCL được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là giảm giá thành, làm giảm phát thải và tăng lợi nhuận cho nông dân. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, đây là Đề án chuyển đổi hệ thống canh tác ở ĐBSCL, chuyển đổi tư duy sản xuất của người trồng lúa từ sản xuất lúa chất lượng sang nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Qua nhiều hội thảo, Đề án nhận được sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế, ngân hàng là thuận lợi rất lớn. Khi thực hiện Đề án sẽ giảm bớt việc cạnh tranh vùng nguyên liệu giữa các doanh nghiệp (DN) và góp phần giảm phát thải KNK mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc.

“Không phải làm Đề án này để bán tín chỉ carbon mà vấn đề chính là làm Đề án thì giá trị hạt gạo sẽ tăng lên. Thương hiệu gạo giảm phát thải sẽ tăng giá trị, khác các loại gạo kia nên phải biến lợi thế này thành thành quả, lấy thế này xây dựng thương hiệu gạo”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Ngân hàng Thế giới khẳng định đây là dự án lúa giảm phát thải đầu tiên trên thế giới, nếu Việt Nam thực hiện thành công thì sẽ nhân rộng sang các nước khác. Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho rằng Đề án được coi là mô hình mẫu về sản xuất lúa giảm phát thải. Việt Nam là nước đầu tiên triển khai trên thế giới, qua đó sẽ thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của đối tác quốc tế về nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ trước những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh lương thực. Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin mục tiêu của Đề án là sử dụng các công nghệ cao vào đồng ruộng, từ đó tạo các sản phẩm hàng hóa cao cấp, giảm chi phí sản xuất.

Tháng 10/2022, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết mức chi trả cho tín chỉ carbon từ các hợp tác xã sản xuất lúa giảm phát thải ở ĐBSCL dự kiến là 150 USD/ha, bắt đầu từ năm 2024. Qua các tính toán cho thấy, Đề án giảm khoảng 20% chi phí sản xuất, tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng/năm (sản lượng 13 triệu tấn lúa năm 2030). Áp dụng quy trình canh tác bền vững, giá lúa bán ra có thể tăng thêm khoảng 10%, thu hơn 7.000 tỷ đồng/năm. Chỉ hai khoản này, ngành lúa có thêm 16.500 tỷ đồng/năm. Chưa kể các yếu tố cộng thêm từ thương hiệu gạo giảm phát thải, phân khúc tiêu dùng xanh,… sẽ có thêm 100 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới mỗi năm nếu tạo ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon từ sản xuất lúa gạo.

Trong khi đó, TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng ước tính có thể bán tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm nông dân có thể thu về hàng trăm triệu USD. Đó là những con số khá ấn tượng để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Nông sản ĐBSCL có tín chỉ carbon sẽ được các nước trên thế giới ưu đãi và giá trị nông sản xuất khẩu cũng tăng lên rất đáng kể. Vấn đề còn lại là sau khi thực hiện các bước để giảm phát thải carbon trong trồng lúa thì phương pháp xác định định lượng giảm phát thải khí nhà kính như thế nào và đơn vị nào xác định để được quốc tế công nhận. 

Văn Vĩnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

Thời gian qua, các Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.   

Kể từ niên học 2018-2019, ngoài các môn học bắt buộc và các hoạt động tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường học còn triển khai thêm “nội dung giáo dục của địa phương” chiếm 20% thời lượng giảng dạy. Sau 5 năm, “Tài liệu giáo dục địa phương” được thực hiện ở các tỉnh, thành nhưng kết quả dường như chưa được như mong muốn. Sự lúng túng và sự bất cập ấy có thể hình dung ra sao và cần cải thiện thế nào?

Tuần tra hóa trang kết hợp công khai xuyên đêm, lực lượng CSGT đã kịp thời phát hiện, xử lý gần 40 "quái xế" càn quấy, vi phạm trật tự an toàn giao thông khiến người dân bức xúc.

Ngày 2/11, thông tin từ Đồn biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị phối hợp với Công an huyện Bù Đốp và các lực lượng hữu quan bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển trái phép gần 150kg pháo nổ từ biên giới Campuchia về Việt Nam tiêu thụ.

Với những nỗ lực không ngừng, kết quả đạt được trong công tác số hoá của Công an TP Hà Nội đã đạt được những kết quả ấn tượng. Đến hết ngày 10/9 đã hoàn thiện số hóa, tổng số 1.103 hồ sơ, tương đương 330.900 tờ tài liệu, đạt 100% chỉ tiêu công tác đã đề ra, hoàn thành sớm hơn 5 ngày so với tiến độ dự kiến).

Sau nhiều năm ấp ủ, mới đây Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và nhạc sĩ Dương Cầm vừa tung trailer chính thức của vở nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo". Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.

Ngày 2/11, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã tổ chức thông tin kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý với vụ việc vi phạm pháp luật về an ninh mạng và quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xảy ra tại Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm.

Hơn 70 đội đua và gần 150 vận động viên cùng tham gia thi đấu trên 14 đường đua với hơn 500 bài thi tại Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam được tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam để giành lấy vinh quang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文