Tăng trưởng GDP có thể đạt 6,95% trong năm 2024

10:21 09/07/2024

Sáng 9/7, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024: Động lực mới cho tăng trưởng có chất lượng”.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã phải đối mặt với những thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế, song khó khăn, thách thức được đánh giá nhiều hơn so với thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và tạo dựng nền tảng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nêu một số điểm nổi bật của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho biết, tính chung cả 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,42%, trong đó quý I đạt mức 5,87%, quý II đạt mức 6,93% (so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt so với mức tiềm năng trong các quý I và II của năm 2024. Lạm phát có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm, dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát…

Toàn cảnh hội thảo.

Từ các yếu tố thuận lợi và điều kiện trong nước, CIEM đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế vĩ mô trong năm 2024.

Kịch bản 1, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 9,54% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,31% so với năm 2023. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD.        

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 11,64% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,12% so với năm 2023. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD.

Cùng với đó, CIEM cũng đã tập trung phân tích thực trạng phát triển tài chính xanh và phát triển kinh tế ban đêm ở một số đô thị lớn ở Việt Nam. Trên cơ sở các phân tích, báo cáo chỉ ra một số vấn đề cần xử lý, và đưa ra một số kiến nghị chính sách đối với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu đã trao đổi, phân tích, kiến nghị về các nội dung, ưu tiên chính sách nhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng gắn với cải thiện chất lượng tăng trưởng, trên cơ sở củng cố nền tảng kinh tế vi mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA nói riêng.

Lưu Hiệp

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Lê Văn, cán bộ Công an xã Minh Côi và Thượng uý Nguyễn Hoài Nam, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý, Công an huyện Hạ Hoà đã bị thương. Hiện, đồng chí Văn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ; đồng chí Nam đang được bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Công an tỉnh khám và điều trị tại Công an huyện.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (12/9), khu vực Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; riêng Hòa Bình và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 100mm.

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, nhiều địa phương tại Lào và Myanmar cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về người và tài sản, nhất là tại những khu vực trũng thấp. Được biết, hôm 11/9, mực nước sông Mekong đoạn thuộc tỉnh Luang Prabang, phía Bắc Lào, đã đạt gần đến mức nguy hiểm là 18 mét.

Trong khi Hải Dương đang tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của bão số 3, do ảnh hưởng từ siêu bão, từ ngày 9 đến 11/9, trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh Thái Bình đã xuất hiện một đợt lũ lớn. Trước diễn biến hết sức phức tạp của tình hình mưa, lũ, trên tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, Công an tỉnh Hải Dương đã huy động các nguồn nhân lực để tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất.

Sau các trao đổi của Việt Nam, Trung Quốc giảm khối lượng xả tối đa từ 250m3/giây thành 200m3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16h30 ngày 11/9. Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của Trung Quốc bảo đảm chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất với mục đích giữ an toàn cho đập nước.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ tại nhiều tỉnh thành miền Bắc, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị cùng phương án cụ thể sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ cứu trợ nhân dân vùng lũ.

Lực lượng Công an tỉnh Lào Cai, Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Bộ Công an và Quân đội, các đơn vị chức năng vẫn đang tập trung chạy đua với thời gian mở rộng khu vực, phạm vi tìm kiếm 70 người dân hiện vẫn đang bị mất tích trong trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai vào sáng 10/9.

Hưởng ứng lời lêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về việc phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt chung tay ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文