Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI

07:59 23/12/2021

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19, song cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đã sớm thích ứng kinh doanh trong điều kiện bình thường mới. Điều đáng mừng, doanh nghiệp FDI luôn kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm khởi sắc cùng với sự thông thoáng về môi trường đầu tư. Từ đó, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC), tính đến cuối tháng 11/2021, tổng số dự án của nhà đầu tư Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh là 3.218 dự án. Tổng vốn đầu tư đạt 7,419 tỉ USD (chiếm 10,44% tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư FDI), đứng vị trí thứ 4/116 quốc gia/vùng lãnh thổ về tổng vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Thiếu lao động có tay nghề là lo lắng của doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Bán buôn và bán lẻ; Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; Kinh doanh bất động sản; Vận tải kho bãi; Thông tin và truyền thông; Xây dựng; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Giáo dục và đào tạo…; Tương tự, đến hết năm 2020, New Zealand có 42 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 209,5 triệu USD, đứng thứ 38/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư của New Zealand đầu tư vào 12 ngành lĩnh vực, trong đó lớn nhất là bất động sản, tiếp đến là giáo dục đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo… Riêng tại TP Hồ Chí Minh, năm 2021, New Zealand có 26 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 82,8 triệu USD, đứng thứ 47/105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại TP Hồ Chí Minh…

Lý do khiến các doanh nghiệp FDI chọn Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng làm điểm đến để đầu tư là Việt Nam có nền chính trị ổn định; có nguồn lao động trẻ và dồi dào, mức lương nhìn chung thấp hơn so với các nước trong khu vực; thị trường tiêu thụ hấp dẫn nhà đầu tư do có dân số đông…

Khu công nghệ (KCN) cao TP Hồ Chí Minh chỉ có 8 DN Nhật Bản (chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư tại đây) nhưng sử dụng lực lượng lao động sản xuất chiếm đến 40%, đa số lao động phổ thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, thì cũng có một số rào cản khiến các doanh nghiệp FDI chưa phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình.

Bà Lê Bích Loan – Phó Trưởng Ban Quản lý KCN cao TP Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại KCN cao, đầu tư chủ yếu vào các ngành cơ khí chính xác, tự động hóa... nhưng thiếu nguồn lao động có tay nghề cao. Vì vậy, doanh nghiệp Nhật Bản đã hợp tác với KCN cao để mở trung tâm đào tạo lao động có tay nghề, thông qua đó đáp ứng được nhu cầu lao động của DN Nhật Bản.

Bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc ITPC cho biết, những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong thời gian qua chủ yếu thuộc các lĩnh vực: môi trường đời sống, pháp luật - lao động, thuế, hải quan. Thành phố đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xem đây là một trong những giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố cũng tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại của các công chức, viên chức... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng cho cộng đồng doanh nghiệp FDI.

Ông Vũ Tiến Lộc – nguyên Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trong thời gian qua, doanh nghiệp FDI mặc dù gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19, nhưng nhờ sự kiểm soát và vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhiều vướng mắc về chính sách đã được tháo gỡ, hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng được với tình hình mới. Đây là tín hiệu tốt, tạo cơ sở cho sự phục hồi dần của các doanh nghiệp. Dự kiến vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được cải thiện ở cuối năm và trong năm 2022.

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) nhận định, năm 2021 có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Triển vọng phục hồi kinh tế sau dịch COVID -19 có liên quan mật thiết tới đà phục hồi của cả mạng lưới sản xuất khu vực châu Á. Các doanh nghiệp FDI cần tận dụng tối đa các cơ hội khai thác được từ Hiệp định thế hệ mới - Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực (RCEP).

T.Hà – T.Giang

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文