Tây Nguyên “khát” lao động thu hoạch cà phê

06:38 22/10/2021

Niên vụ 2021, hàng trăm nghìn hécta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ thu hoạch không kịp thời vụ, nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng do tình trạng “khát” nhân công lao động vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Mấy ngày nay, ông Nguyễn Văn Phương (ngụ xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) thường xuyên gọi điện cho các nhóm người quen ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên...) vào thu hoạch cà phê cho gia đình. Với gần 8ha cà phê, để thu hoạch kịp thời vụ, gia đình ông Phương cần ít nhất 20 lao động khỏe mạnh, thu hoạch liên tục hơn 1 tháng, đó là chưa kể nhân công để phơi, xay xát, đóng vào bao bì để cất trữ vào kho.

Ông Phương đã liên lạc với 4 nhóm nhưng chưa nhóm nào nhận lời vào Lâm Đồng thu hoạch cà phê cho gia đình ông. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn, bị ràng buộc bởi nhiều thủ tục hành chính như giấy xét nghiệm, tiêm vaccine, thời gian cách ly... và nguy cơ lây nhiễm bệnh đã khiến hàng triệu lao động tự do ở các tỉnh miền Trung năm nay dè chừng khi lên các tỉnh Tây Nguyên thu hoạch cà phê vào những tháng cuối năm.

Để đối phó với tình huống không thuê được nhân công lao động với số lượng lớn như mọi năm, ông Nguyễn Văn Phương đã huy động tất cả các thành viên trong gia đình, thuê thêm được 3 người cùng xóm bắt đầu thu hoạch cà phê mặc dù thời điểm này trái chưa thực sự chín đạt yêu cầu.

“Gia đình tôi có diện tích cà phê lớn nên buộc phải thu hoạch sớm hơn dự kiến. Biết như vậy là ảnh hưởng tới chất lượng nhưng không còn cách nào khác. Nếu để chín mà không thu hoạch kịp, gặp cơn mưa là rụng, hỏng hết!..”, ông Phương cho biết.

Theo ông Trần Văn Công (xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), người có thâm niên hơn 20 năm làm cà phê, năm nay cà phê Robusta tại địa phương đa số cho thu hoạch từ đầu tháng 11. Với những gia đình có diện tích dưới 1ha người nhà có thể đổi công cho nhau, tự thu hoạch được, hoặc trả giá cao để thu hút nhân công lao động tại địa phương nên không quá lo ngại.

Tuy nhiên, với những hộ có diện tích cà phê lớn như gia đình ông Công (hơn 6ha) thì nguồn lao động thu hoạch cà phê nhiều năm qua chủ yếu là lao động thời vụ đến từ các tỉnh miền Trung. Hiện gia đình ông Công chưa biết xoay xở ra sao khi cà phê đã bắt đầu cho thu hoạch mà nhân công lao động lại không có.

Trung bình, 1ha cà phê cần từ 10 - 15 lao động thu hoạch trong thời gian 10 ngày. Do “khát” nhân công nên giá thuê thu hoạch cà phê tại Lâm Đồng ban đầu là 90.000 đồng/tạ tươi, nay đã tăng lên 130.000 - 150.00 đồng/tạ và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng khi loại cây công nghiệp này bước vào thời điểm chín rộ.

Tại huyện Bảo Lâm, nơi có diện tích cà phê lớn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 34.000ha, việc tìm người thu hoạch cà phê đang trở thành vấn đề cấp bách của nhà nông. Giá thuê nhân công thu hoạch cà phê tại huyện Bảo Lâm trung bình là 1.200 - 1.400 đồng/kg cà tươi.

Với giá này, một người  khỏe mạnh, lành nghề mỗi ngày có thể kiếm được trên 1,3 triệu đồng. Tuy nhiên, khi người người, nhà nhà trồng cà phê thì việc tìm kiếm nhân công tại địa phương để thu hoạch cà phê lại càng trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. 

Năm nay giá cà phê ở Tây Nguyên đang giữ ở mức khá cao (dao động 40.000 đồng/kg) so với nhiều năm trước. Điều này khiến vấn nạn trộm cắp cà phê trở nên phức tạp hơn. “Nếu để cà phê chín kéo dài ngoài rẫy thì nguy cơ bị kẻ xấu hái trộm rất cao. Tình trạng mất trộm cà phê vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là khi giá cà phê tăng mạnh như hiện nay!..”, bà Phạm Thị Thủy, ngụ xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng lo lắng.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh đang có 173.660ha cà phê, sản lượng ước đạt 518.603 tấn nhân, tương đương trên 2,3 tấn cà phê tươi. Để thu hoạch hết diện tích cà phê trên, Lâm Đồng cần gần 8 triệu công lao động, thời gian kéo dài trong vòng 3 tháng cuối năm 2021. Lực lượng lao động thu hái cà phê tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 40%, số còn lại phụ thuộc vào lao động tự do đến từ tỉnh ngoài. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc thuê lao động từ ngoài tỉnh vào Lâm Đồng rất khó thực hiện.

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã yêu cầu các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến các gia đình neo đơn, chính sách, hộ có người mắc kẹt ở vùng dịch để có phương án hỗ trợ thu hoạch cà phê kịp thời vụ cho những đối tượng này. Các địa phương cũng đã phát động nhân dân thành lập tổ, đội, nhóm để thực hiện đổi công, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ... xung kích trong việc thu hoạch cà phê tại địa phương.

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, ngày 15/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó cho phép cách ly, theo dõi y tế tại nhà đối với người đến từ vùng nguy cơ cao.

Người đến từ các tỉnh, thành khác thuộc khu vực cấp 1, cấp 2 được vào địa phương và không phải thực hiện cách ly tập trung. Đối với người đến từ khu vực nguy cơ cao (cấp 3, cấp 4) được cách ly tại nhà nếu đảm bảo một số điều kiện. Việc này sẽ tạo điều kiện cho lao động tại những vùng xanh, bình thường mới và vùng nguy cơ trung bình có thể vào Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu nhân công lao động của người dân khi vụ thu hoạch chính vụ cà phê đã đến.

Khắc Lịch

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文