Thanh Hoá “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công chặng cuối

08:40 24/11/2023

Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn nhiều, song toàn tỉnh Thanh Hóa phải giải ngân gần 7.000 tỷ đồng; trong đó, số vốn năm 2022 do tỉnh quản lý được phép kéo dài sang năm 2023 còn hơn 1.400 tỷ đồng… Đây thực sự là một áp lực khá lớn cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn chưa hoặc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Giải ngân vốn chưa đạt kỳ vọng

Tìm hiểu của phóng viên, năm 2023, Thanh Hóa được Trung ương phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hơn 14.924 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 10/2023, toàn tỉnh mới giải ngân được 8.216 tỷ đồng, đạt 55,17% kế hoạch. Mặc dù con số giải ngân chưa thể đạt so với kỳ vọng, song vẫn cao hơn 8,7% so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước và cao hơn 1.243 tỷ đồng so với số tuyệt đối giải ngân năm 2022.

Chậm hoàn thành hồ sơ, thủ tục là một trong những nguyên nhận làm chậm giải ngân vốn.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân đạt khá so với kế hoạch là vốn chi xây dựng cơ bản tập trung trong nước đạt 78,4%, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đạt 74,8%. Trong số các chủ đầu tư, có 64/94 chủ đầu tư giải ngân đạt trên mức giải ngân trung bình của cả tỉnh bao gồm: 7 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; 15 UBND cấp huyện; 35 UBND cấp xã và 7 đơn vị khác. Đặc biệt, trong 64 chủ đầu tư này, có tới 36 chủ đầu tư đã giải ngân đạt 100% kế hoạch. Điển hình như, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Như Thanh, Bá Thước, Quảng Xương, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn…

Bên cạnh những chủ đầu tư, những dự án có tỷ lệ giải ngân vốn rất cao hoặc đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2023 và còn có nhu cầu đăng ký bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thì có 26 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh, gồm: 8 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, 12 UBND cấp huyện; 22 UBND cấp xã và 4 đơn vị khác: Bệnh viện Phụ sản, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Huyện ủy Thọ Xuân, Trường Dân tộc nội trú tỉnh. Đặc biệt, có 4 chủ đầu tư chưa giải ngân, gồm: Ban Dân tộc, Liên minh HTX, UBND xã Thành Mỹ (Thạch Thành) và UBND xã Bát Mọt (Thường Xuân)…

Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn nhiều, song tỉnh Thanh Hóa phải giải ngân tới 6.707,9 tỷ đồng; trong đó, số vốn năm 2022 do tỉnh quản lý được phép kéo dài sang năm 2023 còn tới 1.447,6 tỷ đồng. Đây thực sự là một áp lực khá lớn cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa hoặc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

“Bắt mạch” tìm giải pháp

Việc giải ngân vốn đầu tư công ở Thanh Hoá chưa đạt kế hoạch đề ra có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể, qua tìm hiểu thực tế tại một số địa phương được biết, một rào cản dẫn đến các dự án chậm triển khai là những khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời, dứt điểm. Bên cạnh đó là các khó khăn về thủ tục hồ sơ, cơ sở pháp lý.

Chẳng hạn, một số dự án đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, nên có những hạng mục, hoạt động chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung của dự án. Hoặc một số dự án do vướng mắc về hình thức lựa chọn nhà thầu; hay việc huy động nguồn vốn vay tín dụng còn một số khó khăn, dẫn đến nhà đầu tư không có đủ năng lực tài chính để thực hiện.

Ngoài ra, còn một số vướng mắc liên quan đến các thủ tục thanh lý tài sản, đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị liên quan cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Đặc biệt, các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và mới khởi công nên chưa có nhiều khối lượng hoàn thành để giải ngân dự án.

Thêm một khó khăn dẫn đến việc giải ngân vốn chậm là nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện nghèo, huyện miền núi không có doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác bảo đảm điều kiện để liên kết, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa tích cực chỉ đạo, rà soát nhu cầu của người dân; chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật; còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm; chậm phối hợp, tham mưu, chưa tích cực triển khai thực hiện chính sách...

Bên cạnh đó, việc các chủ đầu tư chưa sâu sát, quyết liệt, thiếu đôn đốc, kiểm tra và chưa dự báo được các tình huống khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các dự án được xem là hạn chế, bất cập cơ bản trong quá trình thực hiện các dự án. Đồng thời, năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là năng lực về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công... dẫn tới tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán.

Mới đây, ngày 13/11, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Văn bản số 17140/UBND-THKH về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 và giải ngân toàn bộ số vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn năm 2023 của các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023.

Trần Thắng

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文