“Thủ phủ” tôm hùm Phú Yên hồi sinh mạnh mẽ

10:09 10/10/2021

Trở lại thị xã Sông Cầu – “thủ phủ” tôm hùm ở Phú Yên, những ngày đầu tháng 10/2021, khi tỉnh này đã giảm mức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg sau khi khống chế, kiểm soát được dịch COVID-19, chúng tôi nhận ra niềm vui trong ánh mắt của những người dân đang tất bật chuyển những giỏ tôm hùm vừa mới bắt từ lồng bè ở vịnh Xuân Đài đưa vào bờ để bán cho tiểu thương.

Trong niềm vui đó, ông Lê Văn Thành, trú ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương chỉ tay về phía những bè tôm nằm cách bờ vịnh Xuân Đài chừng 400m chia sẻ: “Rút kinh nghiệm những năm trước, hai năm nay người dân ở đây không nuôi tôm tập trung một thời điểm, mà thả nuôi xen kẽ nên có nguồn tôm để bán thường xuyên. Gần nửa tháng qua, giá tôm hùm xanh đã tăng dần lên 810-820 ngàn đồng/kg, nên mọi người đều vui”.

Người dân thu hoạch tôm hùm nuôi lồng bè.

Ông Võ Văn Tòng, trú ở thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương nói: “Với mật độ mỗi lồng 250 con tôm hùm xanh, gia đình tôi thả nuôi hơn 30 ngàn con nên chi phí đầu tư tiền tỷ, giá tôm đã tăng lên cao hơn rất nhiều so với thời điểm dịch đang bùng phát nên tôi cùng những người nuôi tôm ở đây thật sự an tâm”. 

Theo ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, đến cuối tháng 9/2021, toàn thị xã có 3.960 hộ thả nuôi 46.703 lồng tôm hùm bông, tôm hùm xanh ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông. Thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát ở Phú Yên, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo phương châm “ai ở đâu ở đó”, nên người nuôi tôm vấp phải không ít khó khăn do xe tải vận chuyển thức ăn không thể đến tận nơi, trong khi người dân không được rời khỏi địa phương, nên giá mỗi cân cá từ 15-20 ngàn tăng vọt lên 30-40 ngàn, nhưng vẫn không có đủ định lượng cần thiết để cho tôm ăn. Nhiều người không còn khả năng mua thức ăn cho tôm, trong khi các đầu mối thu mua tôm xuất khẩu ra nước ngoài bằng đường tiểu ngạch cũng giảm mạnh, thị trường tiêu thụ trong nước tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng cũng “chững” lại do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên giá mỗi cân tôm hùm xanh chỉ ở mức 420-430 ngàn đồng.

Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên số lượng lồng tôm thả nuôi giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi dịch bệnh COVID-19 đã được khống chế và kiểm soát, nghề nuôi tôm ở thị xã Sông Cầu mới được hồi sinh mạnh mẽ. Ông Phạm Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phương cho biết thêm, địa bàn xã Xuân Phương nằm ven bờ vịnh Xuân Đài với chiều dài gần 15km nên hầu hết người dân sinh sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến thời điểm này xã có 1.191 hộ thả nuôi 21.220 lồng tôm và là địa phương nuôi tôm nhiều nhất ở thị xã Sông Cầu. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên số lượng lồng tôm thả nuôi giảm 25%, nhưng sản lượng tôm xuất bán hơn 887 tấn, đạt 147,8% so với kế hoạch…

Đi qua những vùng nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu sau khi dịch bệnh được khống chế, có một khác biệt dễ dàng nhận ra là trước đây người dân vốn quen tự do hít thở không khí trong lành trước không gian thoáng đãng của đầm, vịnh, biển, còn bây giờ tất cả đều nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K. “Những người chuyên trách thu mua và tài xế xe tải đông lạnh vận chuyển hải sản ở địa phương này đều được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; 14 ngày một lần, tổ công tác cơ động của Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu tiến hành tầm soát dịch một lượt tại chợ đầu mối cung cấp thức ăn cho tôm cá ở xã Xuân Thịnh và cảng cá Dân Phước để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 từ sớm, từ xa”, ông Huy bày tỏ.

Có thể nói, thủ phủ tôm hùm ở Phú Yên đã được hồi sinh với khí thế mới khi địa bàn tỉnh Phú Yên đã kiểm soát được dịch bệnh, cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới. Người nuôi tôm hùm bây giờ không còn thả nuôi tập trung theo niên vụ như trước đây, mà đã chuyển hướng xen kẽ để tạo nguồn thu nhập thường xuyên, chủ động phòng tránh được nhiều rủi ro từ dịch bệnh tôm cho đến giảm tải vùng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và không bị “ép giá” khi đồng loạt thu hoạch...

Hữu Toàn

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文