Thừa Thiên-Huế quản lý chống khai thác hải sản bất hợp pháp

07:04 01/12/2021

Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, Thừa Thiên-Huế đang nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, tỉnh có bờ biển dài 126km, có tổng diện tích vùng biển khoảng 20.000km2, có 5 cửa biển Thuận An, Tư Hiền, Kiểng, Bình An và Lăng Cô điều kiện thuận lợi cho tàu cá neo đậu.

Nhiều tàu thuyền neo đậu tại Cảng cá Thuận An chờ thương lái đến thu mua hải sản.

“Tuy nhiên, hầu hết các cửa biển đều cạn, biên độ thuỷ triều thấp khiến việc ra vào cửa biển của tàu thuyền đánh cá rất khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt trước và sau thời gian có bão, gió mùa. Vì vậy, địa phương rất khó phát triển đội tàu xa bờ khai thác cỡ lớn từ 24 mét trở lên tại địa phương”, ông Đức thông tin thêm.

Toàn tỉnh hiện có 595 tàu cá có đăng ký, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên là 402 chiếc. Ngoài ra, số lượng ghe bãi ngang khai thác ven bờ khoảng 1.400 chiếc. Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân Thừa Thiên-Huế hoạt động chủ yếu từ vĩ tuyến 140 Bắc lên đến vịnh Bắc Bộ và trở ra đường ranh giới trong của vùng biển Hoàng Sa.

Tính đến thời điểm hiện tại, Thừa Thiên-Huế có 397 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong tổng số 402 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt (đạt 98,8%). Số còn lại 5 chiếc chưa lắp đặt do tàu cá nằm bờ, đang cải hoán và tiếp tục chỉ đạo lắp đặt thiết bị trong thời gian tới nếu tàu cá đi hoạt động.

Cách đây hơn 4 năm, EC quyết định áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Đó là sự cảnh báo đối với Việt Nam về những vi phạm trong việc “định vị” ngư trường khai thác của tàu cá. Nếu không khắc phục sẽ bị “thẻ đỏ”, theo đó thủy sản Việt Nam cấm xuất khẩu vĩnh viễn sang thị trường châu Âu. Vì vậy Chính phủ quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vào cuối năm 2021, gỡ “thẻ vàng” vào năm 2022.

Theo các cơ quan chức năng, gỡ được “thẻ vàng” hay không phụ thuộc lớn vào nhận thức của ngư dân. Đến nay tàu cá Thừa Thiên - Huế chưa có trường hợp nào vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thời gian qua, Chi cục Thủy sản xử lý 3 trường hợp, xử phạt 10 triệu đồng; lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh xử lý 5 tàu cá vi phạm về khai thác IUU, xử phạt với tổng số tiền 135 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đối với 1 tàu cá thời gian 6 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng trong thời gian 6 tháng đối với 1 thuyền trưởng và tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với 2 tàu cá vi phạm…

Để giúp ngư dân vươn khơi bám biển, bám ngư trường; tại Thừa Thiên-Huế, nhiều “tổ tàu thuyền an toàn trên biển” đã được thành lập. Hiện, có 92 “tổ tàu thuyền an toàn trên biển” với 318 phương tiện, hơn 1.300 thuyền viên tham gia.

Khi tham gia tổ, các thành viên được hỗ trợ trang thiết bị, thông tin, tài liệu được ưu tiên xét, cấp phương tiện, trang bị thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, quan sát phương tiện an toàn, cứu sinh… khi có các chương trình, dự án hỗ trợ.

Được ưu tiên xem xét giao diện tích sản xuất diêm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo quy định của pháp luật... Nếu thành viên nào đau ốm, tàu bị hư hại hay ảnh hưởng bởi thiên tai, mất mát ngư lưới cụ, máy móc hỏng hóc thì các thành viên còn lại của các tổ sẽ hỗ trợ, giúp đỡ.

Cũng nhờ vậy, các ngư dân ngày càng mạnh dạn vươn khơi bám biển, giữ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh thành lập 2 câu lạc bộ “Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển” ở xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế) với hàng chục thành viên tham gia.

Theo ông Đào Quang Hưng, Chủ tịch UBND phường Thuận An, tỉnh đến tháng 11/2021, phường có 337 tàu thuyền lớn nhỏ đánh bắt gần bờ và xa bờ, trong đó ngư trường xa bờ tập trung chủ yếu ở Hoàng Sa với 122 tàu, sản lượng hải sản khai thác đạt hơn 10.000 tấn/năm.

Đặc biệt, từ khi có Câu lạc bộ “Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển”, hoạt động ngư nghiệp của địa phương trở nên sôi động, đạt hiệu quả cao. Thời gian gần đây, các ngư dân trẻ đang nỗ lực thực hiện hoạt động đánh bắt hải sản trên biển hợp pháp đúng theo Luật Thủy sản và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về IUU. Các ngư dân trẻ trong câu lạc bộ còn tích cực tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU đến các ngư dân, chủ tàu cá địa phương.

Qua đó, nhiều ngư dân, chủ yếu các phương tiện tàu cá hoạt động đánh bắt xa bờ ở Thuận An nói riêng, tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung đã chấp hành nghiêm quy định để thực hiện tốt công tác phòng, chống khai thác IUU, không đánh bắt ở vùng biển nước ngoài...

Ngày 27/11 vừa qua, tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên - Huế về triển khai các khuyến nghị của EC chống khai thác IUU, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, mặc dù tỉnh còn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lực còn hạn chế nhưng tỉnh đã làm tốt công tác quản lý, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động tàu cá.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị Thừa Thiên - Huế nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cước phí thuê bao vệ tinh cho chủ tàu lắp đặt VMS nhằm duy trì kết nối thiết bị VMS được thường xuyên trên hệ thống.

Cần giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, ghi nhật ký khai thác của các tàu cá; đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Đặc biệt, chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, bổ sung nhân lực, nguồn lực cho đội ngũ thực hiện công tác phòng, chống khai thác IUU.

“Tỉnh tập trung khắc phục những hạn chế trong thực hiện quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC; tăng cường tuyên truyền cho ngư dân về công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và khai thác thủy sản theo quy định của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu EC.

Việc triển khai các giải pháp phòng, chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đây phải được xem là nhiệm vụ chính trị cấp bách, quan trọng cần được ưu tiên”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý thêm.

Hải Lan

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文