Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân TP Hồ Chí Minh

14:52 30/04/2025

Năm 2025 - năm đánh dấu nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, đất nước Việt Nam thu về một mối.

Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm đã không ngừng đổi thay và vươn mình mạnh mẽ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước.

Trong hành trình đó, có một lực lượng âm thầm là những “chiến sỹ sen hồng” đã, đang trở thành cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước và Thành phố khi thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi được hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế gắn với tạo sinh kế, việc làm, thu nhập và giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác -0
Hơn 20 năm qua đã có hơn 1 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Thành phố Hồ Chí Minh được vay vốn chính sách

Là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu tàu, động lực có sức thu hút, lan tỏa lớn trong vùng và cả nước, song kinh tế phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng làm cho việc phân hóa giàu nghèo, các tệ nạn xã hội tăng theo.

Để giải quyết vấn đề này, năm 1992, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi xướng và thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo (nay là Chương trình giảm nghèo bền vững).

Đặc biệt, sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm vừa mang tính chuyên môn cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi đã tạo nên những bước đột phá lớn trong triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình an sinh xã hội của thành phố. Điều này có thể nhìn thấy rõ từ việc NHCSXH có bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị ở cấp Trung ương, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp ở địa phương do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND và thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cùng cấp tham gia.

Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã thực hiện tốt quy chế hoạt động, các nghị quyết của cấp mình và cấp trên đề ra; kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH. Đồng thời chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của NHCSXH các cấp.

Cùng với việc phát huy hiệu quả mô hình tổ chức đặc thù, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) và chính quyền cơ sở, chi nhánh NHCSXH Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được mạng lưới điểm giao dịch phủ khắp tại các phường, xã, đảm bảo “mang dịch vụ ngân hàng đến tận nhà cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Qua đó, các quy định của Chính phủ, Thành phố được triển khai thực hiện nghiêm túc; đáp ứng nhu cầu vay vốn và hỗ trợ vốn vay đúng đối tượng, hoạt động của NHCSXH ngày càng hiệu quả tích cực về mặt xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.

Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) năm 2014, tiếp đến  Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW liên tục mang đến những làn gió mới trong công tác giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Từ đầu, cấp ủy, chính quyền thành phố xem việc triển khai tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các cấp.

Từ những ngày đầu thành lập với nguồn vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn có 152 tỷ đồng, đến 31/3/2025 tổng nguồn vốn tín dụng chính sách do chi nhánh NHCSXH Thành phố Hồ Chí Minh quản lý đạt 13.406 tỷ đồng, tăng 49 lần so với khi mới thành lập. Trong đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm tới 65,2% tổng nguồn vốn. Điều này minh chứng cho sự đồng hành sát cánh của cấp ủy, chính quyền thành phố với tín dụng chính sách xã hội.

Từ năm 1992, Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng Chương trình xóa đói, giảm nghèo (nay là Chương trình giảm nghèo bền vững) đang thực hiện giai đoạn 7 (2021 - 2025) với 11 lần điều chỉnh chuẩn nghèo. Cùng với nguồn vốn của Chính phủ và địa phương, các chương trình tín dụng ưu đãi do chi nhánh NHCSXH thành phố thực hiện đều xuất phát từ nhu cầu thực tế xã hội đã đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực sinh động, được cấp ủy, chính quyền cơ sở ghi nhận, đông đảo nhân dân, nhất là những hộ nghèo và các đối tượng chính sách phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Nguồn vốn chính sách được “phủ sóng” đến 100% khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân trong thành phố, đồng hành cùng với người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần phát triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, đời sống các hộ nghèo ngày càng được cải thiện, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội.

Chị Phạm Thị Thanh Tuyền, ngụ tại phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức là một ví dụ. Cuộc sống luôn bấp bênh, thiếu trước hụt sau. Nhưng từ khi được vay 100 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH, chị đã đầu tư vào dàn máy dệt dây giày, mua nguyên liệu. Sản phẩm của “xưởng” gia công nhỏ này nhanh chóng được tiêu thụ và trở thành nguồn thu nhập chính của cả gia đình, từ đó chị Thanh Tuyền có điều kiện cho các con ăn học, chăm lo cho gia đình.

Hay như bà Vũ Thị Năm, ngụ tại phường Thới An, quận 12. Nhờ vay được nguồn vốn chính sách với thời gian dài mà gia đình bà Năm cũng như nhiều hộ kinh doanh khác đã mạnh dạn mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được công ăn việc làm cho gia đình cũng như thu hút thêm lao động tại địa phương.

Còn gia đình ông Lại Văn Phong ở phường Hiệp Thành, quận 12, nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ kịp thời cho gia đình ông từ một hộ nông dân nghèo, đến nay đã ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Phong cho biết, từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của NHCSXH mà gia đình ông đã đầu tư công nghệ, mua sắm máy móc và kỹ thuật trồng trọt để sản xuất, cung cấp rau sạch đạt tiêu chuẩn Vietgap. Những luống rau xanh mướt không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, từng bước đưa nông sản sạch Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng.

Những mảnh đời, những giấc mơ được ươm mầm, lớn lên từ nguồn vốn chính sách ấy chính là những hình ảnh đẹp, sinh động nhất về vai trò của NHCSXH trong hành trình phát triển bền vững của Thành phố mang tên Bác.

Thống kê của chi nhánh cho thấy, hơn 20 năm qua đã có trên 1 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở thành phố được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt hơn 21.500 tỷ đồng, góp phần đưa thành phố không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia và tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố đến nay cũng chỉ còn 0,09%.

Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã bao trùm lên mọi đối tượng yếu thế của thành phố từ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các dự án chỉnh trang đô thị sửa chữa nhà ở và phát triển kinh tế; người sống chung với HIV, người sau cai nghiện ma túy, người đi cải tạo lao động.

Đồng thời trở thành một động lực trong phát triển kinh tế bền vững với việc hỗ trợ các hộ sản xuất, Tổ hợp tác, hợp tác xã; triển khai các chương trình tín dụng phục hồi kinh tế hậu Covid-19, giúp cho nhiều doanh nghiệp giữ chân lao động vượt khó, khôi phục sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương; xây dựng nông thôn mới tại 5 huyện ngoại thành; hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, xóa nhà tạm nhà dột nát giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Ngoài việc hiệu quả về kinh tế - xã hội nói chung, nguồn vốn chính sách còn là tiền đề cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường và các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội khác trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo, hiện thành phố đang còn khoảng hơn 205 nghìn khách hàng đang được NHCSXH hỗ trợ với tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 12.200 tỷ đồng. Trong đó, tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 10.731 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,0% tổng dư nợ. Những con số biết nói này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của NHCSXH trong dòng chảy phát triển của thành phố mang tên Bác.

Tiếp nối những thành quả đã đạt được, chi nhánh NHCSXH Thành phố Hồ Chí Minh đang viết tiếp những trang vàng cho mảnh đất phương Nam yêu dấu bằng những đồng vốn đầy tình người và những trái tim nhiệt huyết của mỗi cán bộ chi nhánh để mỗi công dân thành phố đều có cơ hội làm chủ cuộc sống. Cao hơn nữa là góp phần xây dựng một nền kinh tế bao trùm, phát triển bền vững, nơi không ai bị bỏ lại phía sau và quyền được mưu cầu hạnh phúc của mọi công dân trở nên thực chất hơn bao giờ hết.

Việt Hải

Những ngày đầu tháng 7, thời tiết tại Hà Nội khi mưa dông lúc nắng cháy với nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên tới gần 40 độ C. Thế nhưng, tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, bước chân của những người chiến sĩ Công an nhân dân vẫn vang đều, dứt khoát trên thao trường luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Sau hơn 100 năm bị cấm bơi do ô nhiễm, sông Seine – biểu tượng thơ mộng của Thủ đô Paris, đã chính thức chào đón người dân tới giải nhiệt vào ngày 5/7. Hàng trăm người đã không bỏ lỡ cơ hội được đắm mình trong làn nước mát giữa khung cảnh tráng lệ của nước Pháp, mở màn một mùa hè đáng nhớ và đánh dấu bước tiến lịch sử về môi trường của đất nước này.

Ngày 5/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (xã Hoà Lạc, TP Hà Nội), Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành Bộ Công an tổ chức hợp luyện cụm các khối đi của lực lượng CAND tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Trước tình huống khẩn cấp, Trung tá Trần Quang Anh chỉ đạo Trung tá Phùng Ngọc Hiệp trực tiếp điều khiển phương tiện đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu. Nhờ được hỗ trợ kịp thời, người bệnh đã được cấp cứu và ổn định.

Chiều 5/7, Sở Văn hóa – Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội mừng lúa mới (Bhuôih Haro Tơme) của đồng bào Cơ Tu và “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” của TP Huế chính thức được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chiều 5/7, thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, từ 1/8, giá vé hai tuyến đường sắt trên cao (tuyến 2A Cát Linh-Hà Đồng và tuyến 3.1 Nhổn-ga Hà Nội) sẽ được điều chỉnh tăng so với giá cũ. Cùng thời gian này, đơn vị cũng sẽ ngừng triển khai vé tháng tập thể.

Trong thư khen Thứ trưởng Bộ Công an gửi Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ, đây là chiến công xuất sắc thể hiện sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao và sự sắc bén về nghiệp vụ của Cục Cảnh sát hình sự trong triển khai chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng trong vụ chi 7 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng) đánh bạc. Ngoài ra, còn có hàng loạt doanh nhân, ca sĩ, bác sĩ bị truy tố với cáo buộc tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều - Chi nhánh Hà Nội (King Club). Tổng số tiền mà 136 người tham gia đánh bạc tại “sòng bạc” King Club là 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỷ đồng).

Theo một nguồn thạo tin của trang Avia.pro và nhiều blogger chuyên theo dõi xung đột Nga - Ukraine, đêm 4/7 (giờ địa phương), sân bay quân sự ở Khmelnitsky (Ukraine) đã xảy ra nhiều vụ nổ lớn. Nguồn này cho rằng, căn cứ không quân Starokonstantinov ở Khmelnitsky bị tập kích bởi nơi đây được cho là đồn trú hàng loạt máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.

Ngày 5/7, Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ hình sự giang hồ cộm cán Nguyễn Thị Hạnh, tức Hạnh "sự" cùng 4 đối tượng khác, để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.