Xem xét bổ sung hoàn thiện về các chính sách luật dầu khí (sửa đổi)

09:11 02/08/2022

Ngày 26/7, tại Trung tâm hội nghị quốc tế ICC – 11 Lê Hồng Phong, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo về Luật dầu khí (sửa đổi).

Phát biểu tại Hội thảo Ông Phạm Văn Sơn – Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho hay cần đưa thêm 2 điều khoản dự thảo luật: Thứ nhất: Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tiến hành các hoạt động dầu khí phải thực hiện 2 nội dung: Phải xây dựng trình cơ quan quản lý có thẩm quyền (có thể là Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí hoặc đơn vị nào đó…) phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường.

Toàn cảnh Hội thảo

Thứ 2: Thực trạng hiện nay kể cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đề coi thủ tục đấy giống như một thủ tục hành chính. Rất nhiều kế hoạch như kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất, ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố chất thải… sâu khi làm xong được phê duyệt thì coi như việc đó là xong và thường cất vào tủ.

Do đó 2 nội dung doanh nghiệp và tổ chức cần làm là phải xây dựng kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó triển khai thực hiện. Nếu chỉ thẩm định xong không triển khai thực hiện thì nó không có giá trị gì cả.

Tương đương với nội dung này thì cơ quan quản lý phải thẩm định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường. Đặc biệt, phải kiểm tra, đánh giá thực tế, khảo sát trước khi thẩm định. Sau khi thẩm định, phải tham gia vào các buổi thực hành diễn tập định kỳ hàng năm xem vấn đề tuân thủ của các doanh nghiệp dầu khí có triển khai một cách thực tế hay không.

TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Theo TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, người trực tiếp điều hành hoạt động thăm dò và khai thác, liên quan đến những vấn đề mà ông Sơn nói. Thực ra những hoạt động dầu khí, từ các hoạt động rung nổ địa trấn nhỏ đến khoan và hoạt động khai thác bao giờ chúng tôi cũng phải có đánh giá tác động môi trường, đều có thanh tra giám sát việc thực hiện.

Tất cả đã nằm trong quy trình thực hiện các hợp đồng dầu khí mà nhà đầu tư phải tuân thủ. Nhìn lại từ lúc chúng ta bắt đầu có các hợp đồng dầu khí đến hiện nay thì chưa để xảy ra bất kể một vụ vi phạm nghiêm trọng nào bị phạt về vấn đề không tuân thủ. Hoạt động rơi vãi xăng dầu trên biển có rất nhiều nguyên nhân.

Do Biển Đông của chúng ta nằm trong khu vực các hoạt động giao thương quốc tế lớn, tàu bè đi lại nhiều dẫn đến môi trường biển bị đe dọa. Tất cả các sự cố như đường ống bị bục, khí thoát ra ngoài đều có báo cáo với cơ quan chức năng để cùng vào cuộc xử lý. Cho đến thời điểm hiện nay, riêng về công tác đánh giá, giám sát thực hiện và sau thực hiện chúng tôi cho rằng đã ổn.

Đồng tình với quan điểm của ông Sơn, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam cho rằng, nên quy định cụ thể trong luật vấn đề liên quan tới sự cố môi trường. Đồng thời, cần chú trọng việc xây dựng đi vào thực thi, giám sát.

TS Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần thiết kế luật theo tư duy tăng thu hút đầu tư, nhà đầu tư trong thăm dò khai thác dầu khí. Đồng thời, cần làm rõ các khái niệm dự án mới, dự án mở rộng, dự án ưu đãi đặc biệt, dự án trong chuỗi để để áp dụng chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất - nhập dầu khí, tránh trường hợp bị lùng nhùng, lạm dụng và khó xử lý.

Mặt khác, dự thảo luật cũng nên thiết kế bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong trường hợp nào, phòng trường hợp bị lạm dụng ưu đãi. Ưu đãi phải có nguyên tắc, có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm, không tuân thủ các quy định.

TS Phong đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; tăng thuế xuất khẩu lên gấp đôi, nếu không lại xảy ra câu chuyện “mua đắt mua rẻ”. Đồng thời, phải đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và và an ninh quốc phòng.

PV

Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.

Chiều 7/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, lãnh đạo TP Hải Phòng tổ chức gặp mặt, biểu dương và khen thưởng Thủ môn đội tuyển bóng đá Việt Nam Nguyễn Đình Triệu, với số tiền thưởng lên tới 550 triệu đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.

Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng 363 Công an TP Hồ Chí Minh đã kịp thời phát hiện, truy xét các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc hung khí, sử dụng xe độ chế không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoạt động tín dụng đen… Từ đó kịp thời ngăn chặn, không để các đối tượng có điều kiện gây án…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Chiều 7/1, thông tin từ Ban ATGT TP Hải Phòng cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang vào cuộc xử lý vụ tai nạn giao thông liên hoàn do lái xe vi phạm nồng độ cồn xảy ra trên địa bàn.

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023-2024 và đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Thông tin này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa ra ngày 7/1 trong tình cảnh virus HMPV đang bùng phát tại Trung Quốc, gây ra đợt bệnh hô hấp diện rộng khiến người dân lo lắng…

Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam, hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam đã cùng thông báo việc các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính từ sau ngày 29/3.

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文