Xử lý mức cao nhất những tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp

09:08 14/12/2022

Sáng 13/12, Thường trực Tỉnh ủy Bình Định có buổi làm việc với các sở, ngành và các địa phương ven biển tỉnh Bình Định về triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo không theo quy định trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có hơn 5.700 tàu cá hoạt động khai thác trên vùng biển Việt Nam, trong đó có hơn 1.500 chiếc khai thác vùng ven bờ, 1.000 chiếc hoạt động vùng lộng và hơn 3.200 chiếc hoạt động vùng khơi. Số liệu đăng ký tàu cá được cập nhật hàng ngày trên hệ thống thông tin tàu cá và được kết nối với cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia của Bộ NN&PTNT và đều thực hiện việc đánh dấu tàu cá theo đúng quy định.

Một số tàu cá còn vi phạm quy định về khai thác hải sản bất hợp pháp.

Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, nỗ lực triển khai đồng bộ thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu, tuy nhiên đến nay tình trạng tàu cá hoạt động không có giấy phép khai thác thủy sản và vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn. Các tàu cá hoạt động không có giấy phép chủ yếu tại các vùng bãi ngang, vùng đầm trong tỉnh, nơi có ít sự tuần tra kiểm soát của lực lượng chức năng.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Bình Định đã có 37 tàu/231 thuyền viên bị các nước trong khu vực bắt giữ. Riêng năm 2020 có 10 tàu/61 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ, trong đó 4 tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và 6 tàu dưới 15m không lắp thiết bị giám sát hành trình đóng mới cách đây từ 15-30 năm, làm nghề câu mực, kiêm mành mực ở Vũng Tàu.

Hầu hết các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đều làm thủ tục xuất bến ngoài tỉnh, nhiều năm liền chủ tàu không đưa tàu cá về địa phương. Tàu cá vi phạm chủ yếu là tàu nhỏ có chiều dài dưới 15m, tàu cũ, giá trị thấp, chưa quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Nguyên nhân còn xảy ra những sai phạm trên là do người dân vì lợi ích kinh tế đã cố tình đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài; đa phần chủ tàu không trực tiếp tham gia khai thác mà thuê thuyền trưởng điều khiển, tự tổ chức đánh bắt, vì vậy thuyền trưởng đã cố tình xâm phạm lãnh hải các nước để khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Ngoài ra, một số trường hợp tàu gặp gió, bão hoặc chạy tránh trú bão tàu bị hỏng máy trôi trên biển, bị dạt vào các vùng biển nước ngoài nhưng không biết các biện pháp xin hỗ trợ khẩn cấp nên bị bắt giữ… Trong khi đó, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển còn mỏng, không đủ lực lượng để tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các tàu cá có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài để cảnh báo.

Đại tá Ngô Cự Vinh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho biết, công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp tàu cá vi phạm chưa đạt. Trong năm 2022 phát hiện ra 119 lượt/111 tàu nhưng chỉ mới xử lý 36 trường hợp và chỉ mới xử lý 6/36 trường hợp vi phạm hành chính. Việc đánh giá thống kê số tàu chưa cao. Đại tá Ngô Cự Vinh đề nghị tỉnh Bình Định nên có quy định những tàu nằm trong diện nguy cơ cao trong việc xâm phạm vùng lãnh hải yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát.

“Tuyên truyền chỉ là giải pháp, muốn thay đổi hành vi ngoài việc tuyên truyền còn phải xử phạt mới thay đổi được. Do đó cho nên tôi đề xuất lãnh đạo tỉnh có quy định rõ trách nhiệm và gắn trách nhiệm cho địa phương thực hiện để khắc phục những tồn tại trong khâu thực hiện trong thời gian qua. Đề xuất địa phương tăng cường phối hợp xác minh, lập hồ sơ xử phạt quyết liệt hơn các trường hợp vượt cảnh báo hoặc tắt giám sát hành trình”, Đại tá Ngô Cự Vinh nói.

Diễm Phúc

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文