Cảnh giác với “bẫy” lừa xin việc

08:52 22/10/2017
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ án lừa đảo “chạy” việc để chiếm đoạt tài sản đã liên tiếp diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, khiến bao gia đình lâm vào cảnh “tiền mất việc không”. Kẻ lừa đảo tuy đã bị pháp luật trừng trị nhưng người bị hại cũng không biết bao giờ mới đòi lại được tiền. Bài học không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ…

Dùng mác “cán bộ Nhà nước”…

Mới đây, khi biết cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã khởi tố, bắt tạm giam Đặng Bá Thuận (34 tuổi, trú tại xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì hàng chục nạn nhân mới vỡ lẽ ra là bấy lâu nay mình bị lừa.

“Thấy chú ấy đi xe ôtô xịn, lại xưng là cán bộ nhà nước, quen ông nọ, bà kia, có thể xin được việc ở bất kỳ cơ quan nào. Mỗi lần gặp, chú ấy đều hứa chắc nịch nên tôi yên tâm. Ai ngờ đâu chú ấy lại mưu mô như vậy”, bà P.T.T. (57 tuổi, trú tại thôn Tân Thịnh, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa), một trong những nạn nhân bức xúc cho hay.

Theo bà T., được giới thiệu từ một người bạn thân, bà có gặp Thuận và đưa 125 triệu đồng để nhờ Thuận xin cho cô con gái vào làm kế toán tại một trường THPT trên địa bàn huyện Tuy Đức và cô con dâu đi dạy tại một trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Song.

“Khi nhận tiền, Thuận hứa chắc như đinh đóng cột rằng, chỉ sau vài tháng là các con tôi sẽ có việc làm ngay. Tuy nhiên, sau nhiều tháng chờ đợi, chú ấy không những không thực hiện theo lời hứa mà còn tìm cách lảng tránh”, bà T., cho biết thêm.

Lo lắng trước sự việc, gia đình bà T. đã trực tiếp tìm hiểu thì mới vỡ lẽ ra những thông tin tuyển dụng mà Thuận đưa ra là hoàn toàn giả dối. Sau đó, gia đình bà T. nhiều lần hẹn gặp Thuận để đòi lại số tiền trên. Thế nhưng, Thuận chỉ làm giấy ghi nợ chứ không trả lại tiền.

Theo Công an huyện Tuy Đức, với chiêu trò giả danh “cán bộ nhà nước”, “quen biết nhiều lãnh đạo”… Thuận đã lừa gạt hàng chục người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để chiếm đoạt hơn 360 triệu đồng. Tại cơ quan điều tra, Thuận khai nhận, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được đều đem sử dụng vào mục đích cá nhân chứ không lo việc như đã hứa.

Còn đối với Y Sơn Bon Dốc Ju (33 tuổi, trú tại tổ dân phố 2, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) lại là trường hợp khá “đặc biệt”.

Theo cơ quan điều tra, Y Sơn Bon Dốc Ju từng là chuyên viên của Phòng Kinh tế - Tài chính và Tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, đồng thời cũng là con của nguyên một lãnh đạo UBND tỉnh nhưng do vi phạm kỷ luật nên đã bị đuổi việc.

Sau khi nghỉ việc, Y Sơn Bon Dốc Ju vẫn rêu rao, mượn cái oai “cán bộ nhà nước” để gặp gỡ người dân nhận lời giúp chạy việc và xin cho con em họ đi học theo diện cử tuyển mà không phải nộp học phí. Mỗi trường hợp Y Sơn Bon Dốc Ju nhận lời “giúp đỡ”, y đều lấy số tiền từ 100 đến 150 triệu đồng với lý do để “chạy chọt”, “lo lót”.

Với thủ đoạn này, chỉ trong một thời gian ngắn, Y Sơn Bon Dốc Ju đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng của hàng chục hộ dân.

Chủ động phòng ngừa

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự, cách thức lừa đảo của các đối tượng này tuy không có gì mới mẻ, nhưng nhiều người vẫn lầm tin và dính bẫy. Cũng theo vị cán bộ này, tội phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dưới hình thức mạo danh đã và đang có những diễn biến phức tạp, gây hậu quả không chỉ cho người bị hại mà còn làm xáo động dư luận xã hội.

Bên cạnh đó, đặc thù của loại tội phạm này là kẻ gian thường mạo danh cán bộ công quyền, người nhà lãnh đạo, khoe có nhiều mối quan hệ thân thiết với những người có chức, có quyền, gợi ý có thể lo giải quyết được mọi việc nên người dân cần chủ động cảnh giác.

Một trong số những nạn nhân bị lừa đến trình báo vụ việc với cơ quan điều tra.

Mong muốn cho con em mình có một công ăn, việc làm là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, người dân không nên nghe lời của những kẻ “cò mồi”, với những chức danh tự phong, tung tin đồn tuyển dụng, rồi yêu cầu đưa tiền mới “xin việc” được. Khi nghe thông tin này tốt hơn hết là người dân nên đi xác thực cụ thể, rõ ràng, đừng vì nóng vội xin việc mà đưa tiền để lo lót, vừa là hành vi hối lộ, tiếp tay cho tham nhũng, vì phần lớn đó chỉ là trò lừa gạt hòng đoạt tiền của kẻ lừa đảo.

Hiện nay, theo quy định khi các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng đều có thông báo và tổ chức thi tuyển rõ ràng, minh bạch. Người có nhu cầu về việc làm nên đến trực tiếp các cơ quan, đơn vị này để tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ, đăng ký thi tuyển, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo mà sa bẫy.

Văn Thành

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文