“Chủ tịch lụi” của VFA từng lập 3 doanh nghiệp “sân sau”

09:12 23/11/2015
Đúng một năm được nguyên Tổng Giám đốc Vinafood 2, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA) Trương Thanh Phong giới thiệu, lấy phiếu tín nhiệm Ban Chấp hành VFA để làm người kế vị ông Phong trong vị trí Chủ tịch VFA.

Tháng 3/2015, UBND tỉnh Kiên Giang đã ký quyết định đình chỉ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV DL - TM Kiên Giang (KTC) đối với ông Nguyễn Hùng Linh; đồng thời điều động về Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, để kiểm điểm những sai phạm của mình.

Trước khi ông Nguyễn Hùng Linh bị điều động về Sở Nội vụ “ngồi chơi xơi nước” cho tới ngày Cơ quan điều tra khởi tố bị can (6/2015), 

dư luận không đồng tình với việc giao cho ông Linh làm Chủ tịch VFA (Báo CAND từng có bài viết phản ánh - PV) và Bộ Nội vụ đã có văn bản phê bình nghiêm khắc Ban Chấp hành VFA vì vi phạm các quy định về bầu cử, không thực hiện ý kiến của Bộ về việc hủy kết quả bầu cử trái quy định. Trở lại hành vi của Nguyễn Hùng Linh cùng các thuộc cấp, vào chiều 20-11 vừa qua, Viện KSND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định truy tố; chuyển hồ sơ sang TAND tỉnh để xét xử.

Cùng bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với “chủ tịch lụi” của VFA, còn có các bị can: Đỗ Hiếu Liêm (62 tuổi, Phó Tổng Giám đốc KTC); Lê Nguyễn Hoàng Nam (37 tuổi, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh KTC); Phan Văn Trinh (59 tuổi, Phó phòng Kế hoạch - Kinh doanh). Huỳnh Vũ Anh (46 tuổi, cán bộ giám sát của Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) và Âu Tấn Việt (38 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh KTC) cùng bị truy tố tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

 “Chủ tịch lụi” của VFA cùng Lê Nguyễn Hoàng Nam còn bị truy tố tội danh lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ. Lê Thị Thanh Diễm (37 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Việt Phong) bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo VKSND tỉnh Kiên Giang, KTC là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, được thành lập tháng 6/2006 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là mua bán xăng dầu, xuất khẩu gạo, đầu tư tài chính, bất động sản...

Với danh nghĩa Tổng Giám đốc KTC, Linh cùng Nam lập ra 3 công ty “sân sau” (là Công ty Kiên An Phú, Khang Long và Công ty Thuận Phát) rồi để cho người thân đứng tên và lấy gạo của KTC bán cho các đối tác nhằm trục lợi.

Cụ thể, cuối năm 2008, KTC ký hợp đồng mua gạo của Công ty TNHH Việt Phong với thỏa thuận KTC cho TNHH Việt Phong tạm ứng 90% giá trị hợp đồng và cử cán bộ đến kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Việt Phong tại huyện Cái Bè (Tiền Giang) để xác định có đủ lượng gạo tương đương với số tiền cho tạm ứng. Tiếp đó, Nam đại diện KTC ký với Diễm biên bản gửi gạo tại kho của Việt Phong.

Đầu năm 2009, Nam câu kết với Diễm lấy gạo của KTC gửi tại kho của Việt Phong giao cho 3 công ty do người thân của Nam và Linh đứng tên để bán cho các đối tác nước ngoài kiếm lời nhưng không cho KTC biết. Với thủ đoạn này, 3 công ty “sân sau” kể trên đã xuất khẩu được gần 17.000 tấn gạo, thu lợi, cùng nhau bỏ túi riêng hơn 2,4 tỷ đồng. Chưa hết, Nam còn cùng Diễm kê giá gạo cung cấp cho KTC cao hơn thực tế từ 100 đến 500 đồng/kg để hưởng chênh lệch trên 660 triệu đồng.

Cuối năm 2009, mặc dù làm ăn thua lỗ nhưng Công ty Việt Phong vẫn tiếp tục ký 4 hợp đồng mua, bán 7.000 tấn gạo cho KTC. Trong số 4 hợp đồng này, Nam tham mưu cho Linh và Liêm ký 2 hợp đồng mua 7.000 tấn gạo; Trinh tham mưu cho Linh và Liêm ký 2 hợp đồng mua 4.000 tấn gạo của Việt Phong.

Sau đó, Nam và Trinh ký 4 biên bản gửi tại kho của Việt Phong với số lượng 9.900 tấn gạo để KTC tạm ứng tiền cho Công ty Việt Phong. Từ việc thiếu trách nhiệm trong khâu kiểm tra, đánh giá năng lực, khả năng tài chính của “đối tác”, các bị can đã tạo sơ hở cho Công ty Việt Phong lừa đảo chiếm đoạt của KTC trên 50 tỷ đồng.

Đối với Huỳnh Vũ Anh, cuối năm 2009, khi KTC ký 4 hợp đồng với Công ty Việt Phong, anh này được cử đến kiểm tra, giám sát và xác định số lượng gạo trong kho. Biết khối lượng gạo trong kho của Công ty Việt Phong không đủ như các hợp đồng đã ký nhưng Vũ Anh vẫn ký xác nhận vào biên bản kiểm tra hàng hóa là có đủ số lượng. Còn Âu Tấn Việt, do cố ý làm trái trong việc giao 1.065 tấn gạo cho đối tác nước ngoài gây thiệt hại cho KTC 638.450 USD.

Binh Huyền

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文