Hàng loạt phụ nữ sập bẫy "nhân viên hải quan" dởm

16:31 22/10/2016
Trong thời gian từ tháng 6-2015 đến tháng 7-2015, Sa đã cấu kết với James và nhóm các đối tượng giả danh nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM, điện thoại để lừa đảo chị Cao Thị N. và Phạm Thị Bích N. chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng.


Ngày 22-10, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Viện KSND Tối cao) đã có cáo trạng truy tố đối với bị can: Phạm Thị Sa, 34 tuổi, đăng ký nhân khẩu thường trú tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nơi ở tại phường 12, quận 6, TP Hồ Chí Minh về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự năm 1999. Đồng thời Viện KSND Tối cao phân công Viện KSND TP Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án.

Theo cáo trạng, đầu năm 2015, khi còn ở quê, Sa sang Campuchia gặp Ekwedigwe Ogechukwu James (James) và Ika, Lanlod, Chales đều là người Nigeria và một phụ nữ tên là Sim Sothol, quốc tịch Campuchia (Sa và James ăn ở với nhau từ năm 2008, có một con chung). Khi gặp, Sa cùng James và đồng bọn nêu trên đã bàn bạc thủ đoạn lừa đảo một số phụ nữ Việt Nam. 

Qua đó, các đối tượng đã phân công James, Ika, Lanlod làm nhiệm vụ sử dụng mạng xã hội Facebook làm quen với một số phụ nữ Việt Nam rồi đặt vấn đề yêu đương và gợi ý muốn định cư tại Việt Nam.

Để tạo lòng tin các đối tượng trao đổi với số người phụ nữ đang liên lạc với bọn chúng là sẽ gửi tiền hoặc hàng hoá có giá trị về nước. Sa có nhiệm vụ đóng giả nhân viên hải quan lấy tên là Nguyễn Thuỵ Thảo Đang và gọi điện cho những bị hại mà nhóm của James dụ được những con mồi và cho họ biết là họ có hàng hoặc tiền ở nước ngoài gửi về rồi yêu cầu số người này gửi một số tiền vào tài khoản của Sim Sothol ở một số ngân hàng hoặc tài khoản mang tên Nguyễn Thuỵ Thảo Đang để đóng phí hải quan.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 6-2015 đến tháng 7-2015, Sa đã cấu kết với James và nhóm các đối tượng giả danh nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, điện thoại để lừa đảo chị Cao Thị N. và Phạm Thị Bích N. nói với hai chị này có tiền, hàng ở nước ngoài gửi về, yêu cầu hai chị phải đóng một khoản lệ phí hải quan mới được lấy tiền và hàng. Sa yêu cầu chị N. gửi hơn 2,7 tỉ, chị Bích N. gửi gần 240 triệu. Tổng số tiền mà Sa đã chiếm đoạt của hai chị này là gần 3 tỉ đồng. 

Theo sự chỉ đạo của James, toàn bộ số tiền này Sa đưa cho Chidi, quốc tịch Nigeria, trú tại đường số 9, phường 16, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Sa được James trích lại 612 triệu đồng.

Trong vụ án này, theo Sai khai nhận, còn một số đối tượng tham gia cùng với James lừa đảo. Quá trình điều tra xác định Sim Sothol, CQĐT đã có công văn đề nghị Cục đối ngoại Bộ Công an xác minh nhân thân, địa chỉ nhưng chưa có kết quả. 

Hiện, ngoài lời khai của Sa, không còn tài liệu nào khác nên chưa đủ căn cứ xử lý đối với Sim Sothol. Đối với Ika, Lanlod và Chales, CQĐT đã xác minh nhưng không có thông tin về các đối tượng này nên chưa điều tra làm rõ được về nhân thân cũng như hành vi của các đối tượng trên.

Kết quả điều tra, Chidi khai không quen biết Phạm Thị Sa, không nhận tiền của Sa. Do vậy ngoài lời khai của Sa không còn tài liệu chứng cứ nào khác nên không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với Chidi.

Đào Minh Khoa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文