Thêm một đường dây làm giả con dấu, tài liệu bị triệt phá

09:08 05/02/2021
Chỉ với một từ khóa “làm bằng cấp” có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt tài khoản Facebook, trang fanpage quảng cáo, giới thiệu cung cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy phép lái xe, giấy chứng minh, căn cước công dân... Những loại giấy tờ này được rao với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng và được các đối tượng cam đoan là “y như thật”, không thể bị phát hiện.

Từ đây, có nhiều đối tượng đã sử dụng giấy tờ giả như chứng minh nhân dân, căn cước công dân... để phục vụ hành vi phạm tội.

Trước tình hình trên, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp xác minh, điều tra về hoạt động của loại tội phạm này. Các trinh sát phát hiện 1 đối tượng sinh sống trên địa bàn tỉnh, là trung gian giữa các nhóm đối tượng chuyên sản xuất giấy tờ giả và những người có nhu cầu. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8/2020, đối tượng có tên Võ Tấn Đ. đã gửi gần 1 ngàn bưu phẩm qua đường bưu điện đi cả nước thông qua dịch vụ gửi hàng, thu tiền hộ. Nhưng khi xác minh nhân thân của cái tên Võ Tấn Đ., các trinh sát phát hiện đây là nhân thân giả, thực tế người có địa chỉ trên giấy tờ hoàn toàn không liên quan gì đến đường dây làm giấy tờ giả.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã tìm ra đối tượng núp sau những thông tin giả nói trên, đó là Lê Thanh Hiển (SN 1990, trú tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức). “Từ mắt xích đầu tiên, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh nhận định đây là đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu quy mô và tính chất đặc biệt lớn, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp và sử dụng công nghệ cao nên đã đề xuất Ban Giám đốc Công an tỉnh lập chuyên án đấu tranh”, Trung tá Đinh Xuân Minh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết.

Tang vật gồm bằng giả và các mẫu con dấu được thu giữ.


Ngày 21/12/2020, Công an tỉnh ra quyết định xác lập chuyên án. Quá trình đấu tranh, khai thác Lê Thanh Hiển, Ban chuyên án đã xác định được 2 nhóm trong đường dây làm giấy tờ giả có quan hệ trực tiếp với đối tượng. Trong đó, một nhóm chuyên làm giả các loại bằng cấp như bằng cao đẳng, đại học, cao đẳng chuyên ngành y hoặc kỹ thuật... một nhóm chuyên làm giả các loại giấy phép lái xe và căn cước công dân.

“Tất cả các đối tượng trong đường dây đều liên lạc với nhau qua mạng xã hội, không biết tên tuổi, mặt mũi nhau, không giao dịch bằng số điện thoại bàn hoặc di động; tài khoản ngân hàng, hợp đồng vận chuyển... đều được các đối tượng đăng ký bằng thông tin giả nên đã gây không ít khó khăn cho chúng tôi trong quá trình xác minh thông tin, truy xét. Ngoài ra, các đối tượng này cũng rất cảnh giác, thường xuyên thay đổi nơi ở, địa bàn hoạt động, do đó, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để lần theo, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với Công an nhiều địa phương” - Trung tá Nguyễn Bá Triều, Đội trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh chia sẻ với chung tôi.

Ban chuyên án quyết định phá án, lần lượt bắt giữ các đối tượng trong đường dây này. Nhiều mũi trinh sát đã được tung ra, tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố, là địa bàn hoạt động của các nhóm đối tượng như TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Hà Nội, Thanh Hóa. Ngày 28/12/2020, “mắt xích” thứ 2 bị bẻ gãy, đó là đối tượng Hồ Vĩnh Hồng (28 tuổi, trú tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), là người trực tiếp làm ra các loại bằng cấp giả. Hồng bị bắt sau chỉ ít ngày sau khi chuyển toàn bộ “dây chuyền sản xuất” từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Tây Ninh do bị “động”. Gần 3.200 mẫu phôi bằng cấp, tài liệu giả, 749 mẫu dấu tròn, 300 mẫu dấu tên, chức danh, 10 loại bằng cấp giả đã hoàn chỉnh… cũng đã bị thu giữ.

Đến ngày 6/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã phối hợp với Công an phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh “cất mẻ lưới” thứ 2, bắt giữ Nguyễn Văn Triệu (23 tuổi, trú tại tỉnh Đắk Lắk) và Phạm Đức Tuấn (29 tuổi, trú tại tỉnh Bắc Ninh), là 2 đối tượng chuyên làm giả các loại giấy phép lái xe và căn cước công dân. Tại căn hộ mà các đối tượng thuê trọ và sản xuất giấy tờ giả, cơ quan Công an cũng đã thu giữ 600 phôi ghi giấy phép lái xe, 289 phôi ghi căn cước công dân, trên 8.000 tem dạ quang cùng nhiều máy móc, tang vật khác.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, mỗi loại bằng cấp, giấy tờ giả thường được nhận làm với giá từ vài trăm đến trên dưới 1 triệu đồng với khách lẻ và từ 300-400 nghìn nếu “bỏ mối” cho các “cò” như Lê Thanh Hiển. Khi đến được tay khách hàng, số tiền có thể bị đội lên gấp đôi, gấp ba tùy theo số lượng “cò” được hưởng chênh lệch. Cá biệt, có những loại giấy bằng cấp được các “cò” hét giá lên đến 5-10 triệu đồng với lời quảng cáo “có hồ sơ gốc, bảng điểm thật của trường”, trong khi những loại bảng điểm như vậy thường sẽ được “khuyến mãi”, in miễn phí khi có yêu cầu!?

Cùng với 2 nhóm nói trên, nhiều đối tượng trung gian, “cò mồi” như Tạ Thanh Phước (35 tuổi, trú tại tỉnh Long An), Nguyễn An Biên (31 tuổi,  trú tại tỉnh Kiên Giang) cũng đã bị bắt giữ, triệu tập. Đây là đường dây chuyên làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay mà Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triệt phá. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, trung bình mỗi tháng các đối tượng này đã làm 500 đến 1.000 giấy tờ giả các loại, phát tán đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Những loại giấy tờ này khi đưa vào các giao dịch hành chính có thể gây mất an toàn, không bảo đảm tính pháp lý, làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý Nhà nước trong các giao dịch hành chính nói chung, đến tình hình ANTT nói riêng.

Hiện Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang tiếp tục đấu tranh mở rộng, truy bắt, truy tìm các đối tượng còn lại trong đường dây làm giả giấy tờ nói trên. Đồng thời sẽ có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân đã và đang sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mà nhóm này cung cấp, góp phần bảo đảm tốt công tác quản lý nhà nước về hành chính, phòng ngừa các hành vi gây mất ổn định ANTT trên địa bàn.

Thành Trung

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文