Vào khách sạn lập “bản doanh” lừa đảo người miền núi

10:31 20/10/2017
Khi kết bạn qua facebook, Thịnh lựa chọn những người sống ở địa bàn miền núi sau đó tung thông tin trúng thưởng. Người bị lừa nhiều nhất là 30 triệu đồng, ít nhất là 3 triệu đồng…

Ngày 17-10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nơi ở đối với Phạm Quốc Thịnh (23 tuổi, trú phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản.

Thông tin ban đầu, từ tháng 6-2017, qua công tác trinh sát mạng, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện một số trang web mới hoạt động có biểu hiện lừa đảo trúng thưởng, như “quatang2016.com”,“thangbanhanqua.com”.

Cơ quan Công an đọc lệnh bắt Phạm Quốc Thịnh.

Sau khi xác định có bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng tại Đà Nẵng theo yêu cầu của người điều hành trang web, cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã lập chuyên án để đấu tranh. Theo đó, trinh sát xác định đối tượng điều khiển các trang web trên thường di chuyển giữa Điện Bàn, Đà Nẵng và sử dụng mạng wifi của các khách sạn để đăng tải thông tin lừa đảo lên các trang web.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP Đà Nẵng đã làm rõ đối tượng lừa đảo thông qua các trang web nói trên là Phạm Quốc Thịnh. Thủ đoạn của Thịnh là lên mạng mua và đăng tên miền, hosting. Sau khi có tên miền và hosting, Thịnh lấy mã về tự lập các trang web đăng tin lừa đảo trúng thưởng đối với khách truy cập.

Đại úy Nguyễn Kao Cường, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng Cảnh sát kinh tế, cho biết: “Thịnh từng là học viên Trung cấp Tin học nhưng nghỉ học giữa chừng. Có kiến thức và năng khiếu về công nghệ thông tin, Thịnh tự tìm hiểu và dùng phần mềm Fplus tải từ mạng về để gửi tin nhắn trúng thưởng qua facebook. Phần mềm này có chức năng tự động gửi tin nhắn đến danh sách bạn bè trên facebook và tự tìm kiếm, kết bạn qua mạng xã hội này. Nội dung tin nhắn thường là thông báo trúng thưởng xe máy Shi trị giá 90 triệu đồng, quà tặng 100 triệu đồng, 1 năm sử dụng miễn phí xăng…”.

Thịnh sử dụng luân phiên gần 10 sim rác để tiếp nhận cuộc gọi hoặc chủ động gọi để “thông báo trúng thưởng” và yêu cầu bị hại chuyển cho một khoản tiền từ 800 ngàn đồng đến 8 triệu đồng gọi là chi phí nhận thưởng, chi phí chuyển quà, phí quảng cáo hoặc “lệ phí trước bạ” nếu “trúng thưởng xe máy”.

Về tài khoản để nhận tiền các bị hại chuyển, thông qua một người bạn gần nhà, Thịnh ra Đà Nẵng gặp một người tên M. (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) để nhờ mở thẻ ATM tại một ngân hàng. Thịnh bảo có người thân ở nước ngoài sắp chuyển một số tiền, nhưng Thịnh mất giấy CMND không mở thẻ được nên nhờ mở giúp và “bồi dưỡng” cho M. số tiền 1 triệu đồng.

Kết quả điều tra cho thấy, hơn 100 nạn nhân đã mắc lừa, chuyển vào tài khoản ATM do M. đứng tên với số tiền 586 triệu đồng. Sau đó, Thịnh vứt bỏ thẻ ATM này nhằm xóa dấu vết, đồng thời nhờ 2 người bạn mới quen khi chơi bời ở quán bar mở 2 thẻ ATM khác, tiếp tục nhận được gần 210 triệu đồng từ những người bị lừa.

“Đối tượng Thịnh nhắm tới để lừa đảo thường sinh sống tại vùng nông thôn và miền núi, trong đó người bị lừa nhiều nhất là 30 triệu đồng, ít nhất là 3 triệu đồng. Nếu như các đối tượng trước đây thực hiện lừa đảo dưới hình thức nộp thẻ cào điện thoại thì Thịnh thuê mở ATM rồi yêu cầu chuyển tiền trực tiếp. Vì tin chủ thẻ làm tại ngân hàng là thật nên nhiều người ít nghi ngờ. Một số nạn nhân cho biết, lúc chuyển tiền, do tên tuổi tài khoản và số CMND của người nhận tiền rất trùng khớp, nên họ không nghĩ là lừa.

Khi kết bạn qua facebook, Thịnh cũng lựa chọn những người sống ở địa bàn miền núi sau đó tung thông tin trúng thưởng. Ngay cả thuê bao điện thoại, Thịnh cũng lựa chọn thuê bao 10 số của các mạng viễn thông để tạo lòng tin chứ không sử dụng sim rác 11 số. Trong quá trình thực hiện hành vi lừa đảo, mỗi thuê bao được Thịnh dùng lừa vài người rồi tạm thời bỏ, sau đó vài tháng sau dùng lại.

Trong quá trình điều tra, chúng tôi còn phát hiện, Thịnh sử dụng các thuê bao một thời gian là mang đi vứt xuống sông rồi mua thuê bao khác sử dụng. Thậm chí, chiếc máy tính sử dụng lâu, Thịnh cũng vứt xuống sông để xóa dấu vết. Mỗi lần lừa thành công người chuyển tiền qua tài khoản ATM, Thịnh đi rút tiền đều bịt kín mặt và ít khi rút 2 lần trên cùng một cây ATM, mà lúc Thịnh rút tại Quảng Nam, lúc tại Đà Nẵng hoặc Hội An”, Đại úy Nguyễn Kao Cường cho biết thêm. 

Tại cơ quan điều tra, tổng số tiền gần 800 triệu đồng lừa được của nạn nhân, Thịnh khai đã sử dụng vào tiền thuê khách sạn để làm “bản doanh” lừa đảo qua mạng. Cụ thể suốt 2 năm qua, Thịnh thường xuyên thuê khách sạn H.L. và H.A. (đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng) với mức giá 200.000 đồng/ngày đêm để ở và sử dụng wifi của khách sạn thực hiện hành vi lừa đảo.

Ngoài thời gian “làm việc”, Thịnh thường đến những điểm ăn chơi về đêm như bar, vũ trường uống rượu ngoại, nghe nhạc vũ trường để hưởng thụ và “thể hiện đẳng cấp” dù xuất thân từ một gia đình nghèo khó…

Qua Báo CAND, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng đề nghị những ai đã chuyển tiền vào tài khoản mang tên Nguyễn Văn Muôn, số TK 20032061322837; Nguyễn Thanh Hiếu, số TK 2000206425861 (của Ngân hàng Agribank) thì liên hệ ĐTV Nguyễn Đức Thành số điện thoại 0694260260 để cung cấp thông tin.

Thân Lai

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文