Cảnh báo xâm nhập tài khoản Telegram để chiếm đoạt tài sản

14:15 24/09/2023

Cùng với Facebook và Zalo, Telegram đang là ứng dụng nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng được người dùng Việt Nam ưa chuộng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã bắt đầu áp dụng Telegram vào trong công việc nhờ tính tiện dụng, bảo mật và đặc biệt đây là ứng dụng miễn phí. Khi càng trở nên phổ biến, Telegram cũng trở thành môi trường để tin tặc lợi dụng lừa đảo người dùng trong việc sử dụng ứng dụng vào mục đích chiếm đoạt tài sản.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp bị xâm nhập tài khoản Telegram. Đối tượng hay bị nhắm tới thường là những người dùng ít am hiểu về công nghệ, coi Telegram là kênh phụ, không thường xuyên quan tâm đến những biện pháp bảo mật, không biết tính năng xác thực hai bước; không kiểm tra tài khoản có bao nhiêu thiết bị đang sử dụng nên dẫn đến bị đối tượng cùng sử dụng tài khoản của mình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người thân mà không biết.

Các tin nhắn giả mạo.

Thủ đoạn thường gặp là giả mạo tin nhắn của Telegram hoặc tài khoản do đối tượng chiếm đoạt được gửi thông báo yêu cầu click vào đường link do đối tượng cung cấp trên tin nhắn, nếu không tài khoản sẽ bị buộc hủy trong vòng 24 giờ - 48 giờ.

Khi nạn nhân truy cập vào đường link sẽ phải cung cấp số điện thoại và quét QR code theo hướng dẫn của đối tượng. Các đối tượng tấn công dễ dàng đăng nhập vào tài khoản nạn nhân nếu tài khoản này không xác thực hai bước.

Sau khi xâm nhập thành công, đối tượng nghiên cứu các nội dung tin nhắn của người dùng sau đó mạo danh nhắn tin với người thân để mượn tiền (chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng). Khi đối tượng nhắn tin với người thân xong sẽ xóa luôn tin nhắn trao đổi giữa đối tượng với người thân (trên máy của chủ tài khoản) nên người bị xâm nhập tài khoản không phát hiện được. 

Anh H (trú tại Hà Nội) cho biết, do lo lắng bị mất tài khoản, anh đã thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng. Khi truy cập thành công vào tài khoản của anh H, đối tượng đã gửi tin nhắn cho người thân anh H vay hơn 200 triệu đồng rồi chiếm đoạt số tiền trên. Chỉ khi người thân gọi điện thoại trực tiếp cho anh H mới nhận ra mình bị chiếm đoạt số tiền. 

Kết quả kiểm tra thiết bị đang sử dụng tài khoản.

Để bảo vệ tài khoản Telegram, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân một số thao tác bảo mật tài khoản Telegram như sau:

1. Bật tính năng xác thực hai yếu tố: Bật tính năng này cho tài khoản Telegram bằng cách vào Settings -> Privacy and Security -> Two-step Verification.

2. Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng dưng nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là tin tặc. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đang đăng nhập tài khoản (Settings ->Devices) để kiểm tra cũng như xóa ngay những thiết bị không phải do mình đang sử dụng.

3. Nên tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ để tránh các tin nhắn lừa đảo (Settings -> Privacy and Security -> New chats from unknown users -> Archive and Mute). Tính năng chỉ có sẵn trên Telegram Premium. Nếu không cần thiết, hãy giấu số điện thoại cá nhân trên Telegram bằng cách sau: Vào Settings -> Privacy and Security -> Phone number Privacy -> Nobody. Ngăn không cho người lạ tự ý thêm mình vào các group bằng cách Settings -> Privacy and Security -> Group & Channel -> My contacts.

4. Tắt chế độ tự động download file từ các group để tránh tải phải những file có chứa mã độc: Settings -> Data and Storage -> Tắt: Auto-Download Media.

Ngoài ra, người dân cần đề cao cảnh giác khi “bỗng dưng” nhận được đề nghị vay, mượn, chuyển tiền qua mạng xã hội. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, cần phải xác minh thông qua việc gọi điện thoại trực tiếp đến người vay bằng số điện thoại đã được lưu trong danh bạ, không kiểm tra qua các ứng dụng mạng xã hội Telegram, Zalo, Facebook… Khi phát hiện trường hợp nghi vấn, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Xuân Mai

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文