Diễn biến mới trước ngày tuyên án cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và các cựu lãnh đạo tỉnh

11:50 03/07/2025

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Hậu đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho mình trong khoảng thời gian 6 ngày để nộp toàn bộ số tiền được xác định là thiệt hại của Nhà nước để khắc phục hậu quả. Sáng 3/7, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp thêm 768 tỷ đồng với lý do “thay bị cáo Hậu khắc phục hậu quả vụ án”. Như vậy, bị cáo Hậu đã hoàn thành nghĩa vụ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án với tổng số tiền 1.168 tỷ đồng.

Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo Nguyễn Văn Hậu bị cáo buộc lợi dụng mối quan hệ cá nhân hoặc qua công việc, để đưa tiền cho nhiều cá nhân là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Quảng Ngãi với tổng số tiền hơn 132 tỷ đồng.

Thông qua việc hối lộ hoặc “nhờ cậy” các lãnh đạo, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng nhiều gói thầu tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Quảng Ngãi. Sau khi trúng thầu, Hậu chỉ đạo thực hiện việc chuyển nhượng thầu trái pháp luật, gây thiệt của Nhà nước hơn 459 tỷ đồng. Hành vi này được xác định phạm vào tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Diễn biến mới trước ngày tuyên án cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và các cựu lãnh đạo tỉnh “nhúng chàm” -0
Bị cáo Nguyễn Văn Hậu.

Ngoài ra, Hậu còn chỉ đạo cấp dưới dùng hai hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại của Nhà nước 504 tỷ đồng tiền thuế. Hành vi này được xác định phạm vào tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Như vậy, Nguyễn Văn Hậu đã gây thiệt hại 963 tỷ đồng ở các hành vi vi phạm về đấu thầu và kế toán. Cộng thêm 204 tỷ đồng được xác định lại giá đất, bị cáo Hậu được xác định gây thiệt hại của Nhà nước tổng số tiền 1.168 tỷ đồng.

Trong giai đoạn điều tra và truy tố, Hậu đã nộp hơn 84 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Hậu còn bị thu giữ 534 lượng vàng SJC, bị phong tỏa 24 tài khoản ngân hàng tổng trị giá hơn 247 tỷ đồng, kê biên hơn 1.000 bất động sản…

Các bị cáo tại phiên tòa.

Nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án, bị cáo Hậu trình bày: Ngay từ khi chưa bị khởi tố, bị cáo đã nhận thức sai phạm. “Sự thật chỉ có một, tội đã rõ, hành vi đã rõ, tôi không muốn nhắc nhiều. Không có công dân nào sống trên luật pháp được”.

Theo trình bày của bị cáo Hậu, sau khi nghe mức án mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị áp dụng cho mình, bị cáo hơi choáng. Nhưng từ lương tâm của mình, bị cáo nhận thức rõ trách nhiệm của mình, bị cáo gửi lời xin lỗi đến người thân và các bị cáo khác.

Bị cáo Hậu nhận thức được, sai phạm của bị cáo phải trả giá bằng 30 năm tù thì bị cáo cũng đồng thuận với mức án mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị. “Khi điều tra viên khám xét nhà tôi đã hỏi: “Tại sao giấy tờ mua vàng gần 10.000 cây mà giờ chỉ còn 500 cây. Tôi bảo, sổ sách tôi có, nhưng tôi nghĩ chết cũng không mang theo được gì nên tôi đã dùng để làm nhà cho người nghèo”, bị cáo Hậu kể lại...

Được biết, ngoài vụ án đang bị đưa ra xét xử, Nguyễn Văn Hậu và Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn còn liên quan đến vụ án khác xảy ra tại tỉnh Khánh Hòa (cũ) cùng một số địa phương khác. Đây là vụ án liên quan Dự án Khu đô thị trung tâm thương mại-dịch vụ-tài chính-du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, sáng mai (ngày 4/7), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.  

Nguyễn Hưng

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.