Hành trình triệt xóa đường dây mua bán súng lớn nhất Việt Nam

13:19 23/10/2022

Như CAND online đã thông tin, đường dây mua bán, chế tạo, tàng trữ súng quy mô "khủng" được điều hành bởi Vũ Thị Diệp vừa bị Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với các đơn vị liên quan triệt phá, thu giữ hàng trăm khẩu súng và nhiều hung khí nguy hiểm...

Từ những vụ án mà các đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội sử dụng các loại súng có tính năng như vũ khí quân dụng để giải quyết mâu thuẫn, "bảo kê" các điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn, Công an tỉnh Kiên Giang quyết tâm đấu tranh, triệt để xóa sổ đường dây mua bán, chế tạo, tàng trữ súng. Đầu tháng 8/2022, Công an tỉnh Kiên Giang xác lập chuyên án đấu tranh.

Đối tượng cầm đầu đường dây mua bán súng Vũ Thị Diệp.

Chỉ trong thời gian ngắn, 12 đối tượng có hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng trên địa bàn Kiên Giang bị bắt giữ và khởi tố. Làm rõ vai trò của từng đối tượng, vợ chồng Cao Văn Hoài (SN 1995, thường trú phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, Kiên Giang) và Võ Ngọc Trăm (SN 1996, thường trú xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) là trung gian mua súng từ tỉnh, thành khác về TP Rạch Giá bán lại cho Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo, SN 1992, phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang) cải tiến thành súng có tính năng như súng quân dụng rồi bán ra thị trường.

Ba đàn em thân tính của "bà trùm" Vũ Thị Diệp, gồm: Đặng Quốc Ánh, Đặng Quốc Huân và Đặng Văn Tỉnh. 

Trung tá Trương Sa My, Phó phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang, Phó trưởng Ban chuyên án cho biết, với quyết tâm truy bắt kẻ cầm đầu đường dây, ròng rã 2 tháng, Ban chuyên án cắt cử trinh sát bám sát, xác minh từng thông tin mà nhóm đối tượng ở Kiên Giang khai nhận. Tuy nhiên, cái khó là trong số các đối tượng đã bị bắt giữ không ai biết mặt kẻ cầm đầu, chỉ giao dịch, mua bán với nhau qua điện thoại và súng, linh kiện được vận chuyển bằng dịch vụ chuyển phát hàng hóa. 

Huân và Ánh nhận làm đại lý cho Diệp để bán súng và các linh kiện ra các tỉnh khu vực miền Trung.

Thông tin được Ban chuyên án quan tâm và nhận định là mấu chốt để bóc gỡ triệt để đường dây tội phạm nguy hiểm này, bắt giữ kẻ cầm đầu là “đầu trên” không chỉ bán súng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng ở Kiên Giang mà còn là nguồn cung cấp hàng cho các đối tượng xã hội tại các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ và khu vực miền Trung.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ và nguồn tin trinh sát, Ban chuyên án phát hiện thông tin vào ngày 15/9/2022, sẽ có một vụ mua bán vũ khí nguy hiểm tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và kẻ bán hàng có nhiều nghi vấn là “đầu trên” của đường dây mua bán súng mà Ban chuyên án đang đấu tranh, triệt xóa. Ban chuyên án phân công một Tổ công tác phối hợp Cục Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bố trí, bí mật bắt giữ kẻ mua hàng là Lê Đức Thành (SN 1996, quê quán: Hải Châu, Đà Nẵng; chỗ ở hiện nay: phường 5, TP Mỹ Tho, Tiền Giang). Tang vật thu giữ 100 cây đao, kiếm các loại có nguồn gốc Trung Quốc. Thành khai nhận mua hàng từ một người phụ nữ ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.

Vợ chồng Hoài và Trăm là trung gian trong đường dây mua bán súng của Vũ Thị Diệp.

Ban chuyên án họp khẩn và các đầu mối thông tin được ghép lại với nhau “vẽ” nên chân dung kẻ cầm đầu: Vũ Thị Diệp (SN 1990, quê quán: xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng; thường trú: ấp Tân Định, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh). Năm 2019, Diệp cùng chồng là Phạm Thành Long đang bị TAND huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) tuyên phạt mức án 3 năm tù giam về tội “Mua bán trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ”.

Tuy nhiên, do Diệp đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được cho tạm hoãn thi hành án, còn Phạm Thành Long đang chấp hành án. Trong thời gian được tại ngoại, Diệp tiếp tục mốc nối với các đối tượng quen biết tổ chức mua các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ từ Thái Lan về Việt Nam, sau đó phân ra giao cho các đại lý trong toàn quốc rao bán trên mạng xã hội thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Ban chuyên án nhận định Diệp là đầu mối quan trọng chuyên mua bán, vận chuyển súng, các loại công cụ hỗ trợ và có kho hàng để cất giấu.

Dương Minh Tuấn (tức Ba Teo) mua súng và linh kiện từ Hoài và Trăm sau đó cải tiến thành súng có tính năng như súng quân dụng rồi bán lại ra thị trường cho các đối tượng xã hội.

Ban Chỉ huy chuyên án yêu cầu trinh sát bám sát đối tượng và triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để lên kế hoạch bắt giữ đối tượng. Ngày 15/10/2022, Ban chuyên án phát hiện Diệp đang chỉ đạo cho đồng bọn mua bán và vận chuyển 63 khẩu súng các loại cho một đối tượng tại TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ban chuyên án nhanh chóng phối hợp Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Bình Dương tiến hành bắt và khám xét chỗ ở của Đặng Văn Tỉnh (SN 1997, quê quán tỉnh Phú Yên) tại nhà trọ số 76 Bế Văn Đàn (khu phố Bình Đường 3, phường An Bình, TP Dĩ An, Bình Dương).

Tỉnh là đối tượng nhận vận chuyển súng cho Diệp. Qua khám xét, cơ quan Công an thu giữ 2 khẩu súng bắn đạn bi sắt, 1 dao bấm, 1 ĐTDĐ và các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án. Tỉnh khai nhận, vào ngày 13/10/2022, Diệp chỉ đạo cho Tỉnh nhận 3 thùng hàng, bên trong có 63 khẩu súng rồi kêu Tỉnh gửi xe vận tải tại bến xe Miền Đông ra TP Nha Trang cho người tên Huân (là anh em bà con chú bác ruột với Tỉnh).

Đã có 12 đối tượng trong đường dây mua bán, chế tạo, tàng trữ vũ khí quân dụng ở Kiên Giang đã bị khởi tố, bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra.

Xét thấy cần phải bắt, ngăn chặn hành vi phạm tội kịp thời của Diệp và đồng bọn, ngày 16/10/2022, Ban chuyên án phân công một Tổ công tác với những trinh sát dày dặn kinh nghiệm của Phòng Cảnh sát hình sự cùng sự hỗ trợ của Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Khánh Hòa do Trung tá Đinh Xuân Trường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang - Phó trưởng Ban chuyên án trực tiếp chỉ huy. Tổ công tác nhanh chóng xác định, vào sáng 14/10/2022, có một thanh niên chạy xe SH đến nhận 3 thùng xốp mà Tỉnh gửi.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Tổ công tác xác định nam thanh niên nhận hàng do Tỉnh gửi ra là Đặng Quốc Huân (SN 1995, quê quán tỉnh Phú Yên) đang ở cùng anh ruột tên Đặng Quốc Ánh (SN 1994) tại một căn hộ trên đường Trần Nhật Duật Nối Dài (thuộc phường Phước Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Tổ công tác báo cáo Ban Chỉ huy chuyên án và nhận lệnh chỉ đạo tiến hành bắt, khám xét chỗ ở của anh em Huân và Ánh.

Cả hai đối tượng Huân và Ánh thừa nhận có nhận 3 thùng xốp chứa các loại súng và các phụ kiện của súng từ người phụ nữ tên là Vũ Thị Diệp, nhà ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) để gửi cho khách hàng theo các đơn hàng của Diệp. Súng và các phụ kiện của súng sau khi nhận được cất giấu tại một nhà kho trên đường Lê Hồng Phong (phường Phước Long, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Tiến hành khám xét khẩn cấp, Ban chuyên án thu giữ 229 khẩu súng (134 khẩu súng kiểu súng lục M1911, 64 khẩu súng Rulo; 31 khẩu súng các loại bắn đạn cao su và hơi cay) và 455 bình khí nén, 6 kg đạn bi sắt cùng nhiều linh kiện, phụ kiện của súng và các đồ vật, liệu có liên quan đến vụ án. Huân khai nhận làm đại lý cho Diệp để bán súng và các linh kiện ra các tỉnh khu vực miền Trung.

Tang vật thu giữ tại nhà kho chứa hàng tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) trong đường dây mua bán súng.

Ban chuyên án quyết định ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét chỗ ở của Vũ Thị Diệp, thu giữ nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến vụ án.

Trung tá Đinh Xuân Trường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang - Phó Ban chuyên án cho biết, các đối tượng trong đường dây là những đối tượng xã hội, đa phần có tiền án, tiền sự. Trong nhà và trên người các đối tượng luôn tàng trữ vũ khí nguy hiểm, cụ thể là súng có tính năng như súng quân dụng, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ nếu bị phát hiện. Việc lập và triển khai bắt giữ, khám xét các đối tượng được Ban Chuyên án cẩn thận lựa chọn thời điểm và phương án đánh bắt phù hợp, đảm bảo an toàn cho CBCS làm nhiệm vụ, người dân và chính các đối tượng.

Theo thông tin từ Ban chuyên án, hiện tại đã có 16 đối tượng bị bắt giữ phục vụ công tác điều tra. Tính đến thời điểm hiện tại, Ban chuyên án đã  thu giữ 313 khẩu súng, trong đó có nhiều khẩu súng có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, thuộc danh mục vũ khí quân dụng và nhiều tang vật là đạn quân dụng và công cụ hỗ trợ, đao, kiếm…

Tang vật thu giữ.

Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, Ban chuyên án đang tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an điều tra mở rộng vụ án. Theo Đại tá Diệp Văn Thế, việc xác lập, đấu tranh thành công chuyên án đã kịp thời làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động và tổ chức bắt giữ, xử lý, triệt xóa đường dây chế tạo, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng, công hỗ cụ trợ, thu giữ nhiều vật chứng quan trọng. Chuyên án đã thể hiện tinh thần chủ động tấn công tội phạm và ngăn chặn nguy cơ các đối tượng sử dụng các loại súng có tính năng như vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, hung khí để gây mất ANTT.

Đến nay, Ban chuyên án đã bắt giữ 16 đối tượng phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án.

Trần Lĩnh

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文