Những vụ tự ý chuyển nhượng tài sản không qua đấu giá của Vinafood II

16:06 01/07/2023

Không chỉ sai phạm trong chuyển nhượng cổ phần không qua đấu giá xảy ra tại dự án cao ốc 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP Hồ Chí Minh dẫn đến 3 cựu lãnh đạo của Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) bị bắt giam vào ngày 28/6 vừa qua, mà Vinafood II còn tự ý đem các khu đất khác đi hợp tác rồi chuyển nhượng cho tư nhân…

Kiểm toán Nhà nước xác định, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp vào ngày 31/3/2015, Vinafood II đang quản lý 146 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích hơn 3,4 triệu m2 tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các khu đất đã được Vinafood II xin chuyển đổi mục đích sử dụng đều không được đơn vị này tự triển khai dự án gắn với quyền sử dụng đất, mà chủ yếu đem góp vốn với các đối tác bên ngoài, sau đó thoái vốn hoặc cam kết thoái vốn để chuyển giao đất cho đối tác không thông qua đấu giá. 

Cụ thể, ngoài chỉ định cho Công ty CP đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim) làm đối tác liên doanh, liên kết các dự án cao ốc ở đất số 132 Bến Vân Đồn, Vinafood II còn ưu ái dành cả khu đất ở số 561 Kinh Dương Vương với diện tích lên tới 56.443 m2 cho Công ty Nguyễn Kim và khu đất này sau đó đã nhanh chóng được Công ty Nguyễn Kim chuyển nhượng cho các đối tác khác.

Dù không có đủ năng lực, nhưng cách đây 15 năm Vinafood II đã lập dự án và năm 2008, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho công ty này được chuyển mục đích sử dụng khu đất ở số 561 Kinh Dương Vương để thực hiện dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở. Năm 2012, khi phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinafood II, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đến năm 2015 công ty này phải thoái toàn bộ vốn tại một số công ty liên kết, trong đó có Công ty CP đầu tư phát triển Cửu Long đang hoạt động tại số 561 Kinh Dương Vương. Nhưng hòng triển khai dự án này để đem chuyển nhượng lại, năm 2013 Vinafood II đã xin cho Công ty CP đầu tư phát triển Cửu Long được làm chủ đầu tư dự án trên. Sau khi được chấp thuận, năm 2014 Vinafood II đã nhanh chóng chuyển nhượng dự án cho Công ty Nguyễn Kim. Chưa hết, Vinafood II còn ưu ái chỉ định Công ty Nguyễn Kim và một cá nhân khác là đối tác dự án chung cư trên lô đất 0,8ha tại số 1458 đường Hoài Thanh và Công ty Nguyễn Kim cũng đã bán lại dự án này cho đơn vị khác.

Khu đất "vàng" góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh. 

Đối với khu nhà, đất 6.300m2 có vị trí đắc địa tại số 33 Nguyễn Du, số 34-36 và 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh, ngày 23/6/2015, Vinafood II đã có văn bản gửi cơ quan chủ quản là Bộ NN và PTNT để báo cáo về việc thực hiện phương án sắp xếp lại cơ sở nhà, đất tại địa chỉ trên. Khi đó Vinafood II đã khẳng định khu đất tại các địa chỉ trên được Vinafood II quản lý từ sau ngày 30/4/1975 đến nay. Ngày 19/3/2004 của Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án xử lý, sắp xếp lại cơ sở nhà đất của Vinafood II tại TP Hồ Chí Minh và ngày 16/4/2008 UBND TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình trên đất tại địa chỉ trên theo giá thị trường để Vinadood II nộp ngân sách khi chuyển mục đích sử dụng đất. Thời điểm này, khu đất “vàng” trên cũng đã được thành phố quy hoạch phát triển khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cho thuê. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản này, Vinafood II đã phải chấp nhận đi vay ngân hàng để nộp hơn 633 tỉ đồng cho khoản tiền sử dụng đất.

Nhằm thực hiện mục đích chuyển nhượng khu đất, Vinafood II đã nêu ra một loạt khó khăn với Bộ NN và PTNT như đến giữa năm 2015, công ty đã lỗ lũy kế gần 1.200 tỉ đồng trong khi Vinafood II đã đầu tư vào mặt bằng trên số tiền không nhỏ. Do vậy Vinafood II cần được khẩn trương khai thác các mặt bằng này bằng cách thoái hết số vốn đã đầu tư, nhất là khoản tiền sử dụng đất đã nộp để có vốn bù đắp cho sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn. Từ đề xuất của Vinafood II, Bộ NN và PTNT đã trình Chính phủ và ngày 15/8/2015, Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ NN và PTNT cùng UBND TP Hồ Chí Minh đồng ý về nguyên tắc thực hiện phương án sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại các khu đất trên. Cho phép như vậy, nhưng Chính phủ cũng kèm theo yêu cầu Vinafood II phải bảo đảm chặt chẽ, không để thất thoát tài sản Nhà nước. Sau khi Chính phủ có ý kiến, ngày 25/9/2015, Bộ NN và PTNT đã có văn bản yêu cầu Vinafood II lựa chọn đối tác đảm bảo đủ năng lực triển khai dự án, quản lý chặt chẽ không để thất thoát vốn Nhà nước.

Tháng 11/2015, Vinafood II và Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) thực hiện ký hợp đồng hợp tác thành lập Công ty TNHH Hai thành viên để thực hiện dự án với số vốn điều lệ là 800 tỉ đồng. Trong đó, Vinafood II chỉ nhận góp vẻn vẹn 160 tỉ đồng, chiếm 20% vốn điều lệ bằng toàn bộ tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng khu đất. Ngay sau đó, ngày 30/12/2015, Vinafood II đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty Việt Hân để thu về 160 tỉ đồng.        

Trước dấu hiệu sai phạm tại dự án trên, ngày 19/7/2017, VKSND tối cao đã có văn bản đề nghị Bộ NN và PTNT kiểm tra lại các thông tin về dấu hiệu sai phạm mà dư luận đã phản ánh; kịp thời trao đổi thông tin vi phạm phát hiện qua thanh tra với Cơ quan CSĐT Bộ Công an và VKSND tối cao. VKSND tối cao cũng đề nghị, đối với những vụ việc Thanh tra Bộ NN và PTNT đã có kiến nghị khởi tố cần chuyển ngay đến Cơ quan CSĐT. Những vụ việc thanh tra không kiến nghị khởi tố nhưng nếu có căn cứ cho thấy cần phải tiếp tục xác minh làm rõ, Thanh tra Bộ NN và PTNT cần đề nghị Cơ quan CSĐT phối hợp để xác minh làm rõ.

Sau đó, Thanh Tra Chính phủ cũng đã vào cuộc kiểm tra và chỉ ra một loạt sai phạm trong việc chuyển nhượng tài sản này.

Bảo Sơn

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文