Truy tố 8 bị can về tội trốn thuế và mua bán trái phép hóa đơn

16:28 20/11/2024

Chiều 20/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Cáo trạng truy tố 8 bị can về các tội “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” xảy ra tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh.

Trong vụ thứ nhất, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định truy tố các bị can: Nguyễn Thị Hoài về các tội: “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”; Nguyễn Đình Tiến, Trần Anh Đức, Lê Văn Cát về tội “Trốn thuế”.

Theo cáo trạng, từ năm 2018 đến năm 2021, trong quá trình điều hành Công ty Phú Thịnh, Nguyễn Thị Hoài đã có hành vi xuất bán 51 hóa đơn GTGT ghi nội dung của Công ty Phú Thịnh (trong đó xuất khống hóa đơn GTGT 43 tờ, ghi khống thêm giá trị hàng hóa, dịch vụ 8 tờ hóa đơn GTGT) cho 4 công ty gồm: Công ty Bưu chính viễn thông, Công ty Quốc Đại, Công ty Miền Nam và Công ty Hiệp Anh, tổng giá trị chưa thuế của 51 hóa đơn GTGT hơn 3,7 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 375 triệu đồng.

Các bị can bị truy tố về các tội “Trốn thuế” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ..." với số tiền trốn thuế hàng tỷ đồng (hình minh họa).

Để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào của Công ty Phú Thịnh đối với số hóa đơn GTGT xuất khống, Hoài đã sử dụng 16 tờ hóa đơn GTGT khống của các doanh nghiệp khác (Công ty Minh Quân, Công ty An Phát, Công ty Cao Trí) với tổng giá trị chưa thuế là hơn 3 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 302 triệu đồng, để hạch toán kê khai thuế và chi phí mua vào. Kết luận giám định xác định tổng số tiền Hoài trốn thuế hơn 905 triệu đồng.

Nguyễn Đình Tiến đã trực tiếp thỏa thuận để được Hoài xuất khống 16 tờ hóa đơn GTGT của Công ty Phú Thịnh với tổng giá trị chưa thuế hơn 1,7 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 179 triệu đồng. Lê Văn Cát được Hoài xuất khống 28 hóa đơn GTGT với tổng giá trị chưa thuế hơn 469 triệu đồng, thuế GTGT hơn 46 triệu đồng. Còn Trần Anh Đức được Hoài xuất khống 4 tờ hóa đơn GTGT với tổng giá trị chưa thuế hơn 1,2 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 122 triệu đồng.

Tiến, Cát và Đức sử dụng các hóa đơn này để hạch toán thuế GTGT mua vào, hợp thức chi phí thuê nhân công. Kết luận Giám định thuế xác định tổng số tiền Tiến trốn thuế hơn 538 triệu đồng; Cát trốn thuế hơn 141 triệu đồng; Đức trốn thuế hơn 368 triệu đồng.

Vụ thứ hai, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định truy tố các bị can: Võ Thị Bích Lộc về tội: “Trốn thuế”; Trịnh Thị Lệ và đồng phạm về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”.

Theo cáo trạng, Võ Thị Bích Lộc là người điều hành Công ty Minh Lộc, từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023, Công ty Minh Lộc đã mua một số loại hàng hóa: vòng bi, bánh răng, động cơ, trục, băng tải, dây đai... không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có hóa đơn trên thị trường phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đá mài, thay thế vật tư dây chuyền mài của công ty và bán lại cho các khách hàng có nhu cầu.

Để hợp thức nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa đầu vào không có hóa đơn GTGT nhằm làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm số thuế phải nộp, Lộc đã liên hệ với Nguyễn Thị Nhị để mua 37 số hóa đơn GTGT của 7 công ty khác nhau (đều là các công ty “ma”) có tổng giá trị hóa đơn chưa thuế hơn 17 tỷ đồng, thuế VAT hơn 1,4 tỷ đồng để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Kết luận giám định xác định tổng số tiền Lộc trốn thuế hơn 1,4 tỷ đồng.

Trịnh Thị Lệ là người trực tiếp sử dụng pháp nhân của 7 công ty trên để xuất bán trái phép hóa đơn GTGT cho Phạm Thị Mộng Tuyền, thu lợi bất chính hơn 260 triệu đồng. Tuyền mua 37 số hóa đơn của bị can Lệ rồi bán cho Nhị, thu lợi bất chính hơn 103 triệu đồng. Nhị mua 37 tờ hóa đơn của Tuyền với giá hơn 364 triệu đồng và bán cho Lộc, để Nhị hưởng chênh lệch hơn 64 triệu đồng...

Hoàng Anh

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文