Vinafood 2 đã 4 lần làm trái chỉ đạo của Chính phủ trong vụ chuyển nhượng đất “vàng”

07:13 31/10/2023

Trước khi bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại khu đất có vị trí đắc địa ở số 33 Nguyễn Du và số 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh do Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) quản lý sử dụng… lãnh đạo Vinafood 2 đã có một loạt sai phạm, bất chấp chỉ đạo của cấp trên để chuyển nhượng khu đất “vàng” này cho tư nhân. 

Từ năm 2017 cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thanh tra về vụ việc, kết luận ngày 27/6/2017 đã khẳng định: “Việc thoả thuận, thống nhất với doanh nghiệp khác về đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân đang sở hữu trên khu đất 33 Nguyễn Du, 34, 36 và 42 Chu Mạnh Trinh để thực hiện dự án bất động sản là sai với một số Nghị quyết của chính HĐTV Vinafood 2. Việc làm này cũng trái với chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, đặc biệt là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản ngày 15/9/2015.”

Một phía mặt tiền của khu đất.

Theo đó, khu đất tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh có diện tích gần 6.300 m2 trước đây do Bộ NN&PTNT quản lý, sau đó được giao cho Vinafood 2 quản lý, sử dụng. Vinafood 2 đã được UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 11/9/2010 với mục đích là đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại). Vinafood 2 đã phải đi vay của ngân hàng hơn 633 tỷ đồng nộp vào ngân sách Nhà nước để chuyển mục đích sử dụng đất khu đất trên. Tuy nhiên, trên khu đất vẫn còn 34 hộ dân đang sinh sống, chưa được đền bù giải toả nên chưa thể khai thác.

Theo báo cáo của Vinafood 2 với Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 30/5/2015 số lỗ luỹ kế của công ty đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng, bao gồm cả số tiền đầu tư hơn 633 tỷ đồng vào khu đất. Mỗi năm Vinafood 2 phải chịu lãi ngân hàng do không khai thác vốn đã đầu tư vào khu đất khoảng 44 tỷ đồng.

Ngày 12/11/2015 Vinafood 2 đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty Việt Hân, sau đó hai bên góp vốn thành lập Công ty TNHH TM XD DV Việt Hân Sài Gòn để thực hiện dự án bất động sản tại đây. Trong đó Công ty Việt Hân góp 640 tỷ đồng vào Công ty Việt Hân Sài Gòn và nắm giữ 80% vốn, trong khi Vinafood 2 chỉ góp 20% vốn, tương đương với 160 tỷ đồng và bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất. Thời điểm đó, đó tổng giá trị khu đất trên được 2 bên xác định chỉ là 730 tỷ đồng, Công ty Việt Hân Sài Gòn chuyển trả cho Vinafood 2 số tiền 570 tỷ đồng là khoản tiền giá trị khu đất còn lại sau khi góp vốn.

Trong khi đó, vào năm 2015, giá chuyển nhượng đất tại khu vực trên đang giao dịch ở mức từ 200 - 250 triệu đồng/m2. Thực tế cho thấy, tháng 12/2014 khi còn chưa nộp tiền sử dụng đất, Vinafood 2 đã thế chấp khu đất trên để vay ngân hàng số tiền 850 tỷ đồng và đã được giải ngân hơn 518 tỷ đồng. Để chuyển nhượng toàn bộ khu đất trên vào tay tư nhân, ngày 22/10/2015 Vinafood 2 đã có Nghị quyết về chuyển chủ đầu tư và chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất của khu đất trên vẫn được Vinafood 2 xác định là 730 tỷ đồng.

Trong khi Vinafood 2 đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp, tháng 12/2015 Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản yêu cầu Vinafood 2 phải thực hiện việc thoái vốn tại Công ty Việt Hân Sài Gòn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ NN&PTNT. Việc thoái vốn phải đảm bảo chặt chẽ, không để thất thoát tài sản và phải gắn việc lành mạnh tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên Vinafood 2 đã không thực hiện chỉ đạo này!

Năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và có Báo cáo Kết luận thanh tra về vụ việc. Theo Thanh tra Chính phủ, Công ty Vinafood 2 đã 4 lần làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Vinafood 2 đã không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất trên, không lựa chọn được đối tác bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án, thực hiện thoái vốn không chặt chẽ, không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 34 hộ dân đang sinh sống trên khu đất.

Từ tháng 1/2016 đến sau này của Vinafood 2 như việc 4 lần chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn, một công ty con của Công ty Việt Hân. Đồng thời có hành vi lợi dụng Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của khu đất trên để vay vốn ngân hàng trái pháp luật.

Theo Thanh tra Chính phủ, Vinafood 2 không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng; lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống trong khi thực tế không tồn tại dự án, không có thủ tục xin lập dự án, không được phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền.

Tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh (người vừa bị khởi tố) đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký hợp đồng thế chấp với MSB chi nhánh TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty CP Bất động sản Mùa Đông, là doanh nghiệp đã mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn và đã được MSB giải ngân 1.683 tỷ đồng.

Tháng 1/2017, khi Công ty CP Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi khoản vay trên, thì ngay sau đó, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng.

Tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và tháng 4/2018 tiếp tục trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại. Ngay sau đó, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản để vay từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng.

Chưa dừng lại đó, sau khi trả hết khoản nợ trên, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ trên ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay. Tháng 4/2019, 7 công ty là 7 khách hàng vay trên đã dùng các bất động sản tại dự án khu dân thuộc khu chức năng số 9 đô thị mới Nam TP Hồ Chí Minh ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để làm tài sản bảo đảm thay thế cho Giấy chứng nhận QSDĐ trên và sau đó ngân hàng đã thu hồi hết tiền cho vay.

Để thu hồi tài sản cho Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Tư pháp yêu cầu và giám sát Phòng Công chứng số 7 khởi kiện ra tòa đề nghị tuyên bố Văn bản công chứng Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn là vô hiệu.

Hiện, Công an TP Hồ Chí Minh đang tập trung điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý các đối tượng liên quan và thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Bảo Sơn

Sau khi Đề án "Tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2022-2030" được Ban thường vụ Tỉnh ủy thông qua, UBND thành phố Bắc Ninh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê có những chuyển biến theo hướng tích cực, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn còn đang trong quá trình thực hiện, cần sự quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng và sự chấp hành nghiêm túc của người dân.

Tuổi trẻ CAND và tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương đã thể hiện rõ nét tinh thần tiên phong, xung kích đi đầu không chỉ trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà còn để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay.

Dự án Nhà máy Sản xuất bánh kẹo, đồ dùng gia dụng Tân Tiến Phát tại Hà Tĩnh có tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương từ 7 năm trước nhưng đến nay vẫn án binh bất động. Trong khi đó, người dân có đất bị thu hồi “kêu trời” vì không có đất sản xuất, trong khi tiền đền bù chưa được chi trả.

Với chủ đề “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”, Chương trình “Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024” đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Khánh Hòa và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại TP Nha Trang tối qua (17/10).

Có tới 49 mỏ đất, cát đã được khảo sát để phục vụ dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô, nhưng mỏ ở gần chưa thể khai thác, mỏ ở xa thì giá cao do phát sinh chi phí vận chuyển. Bởi nhiều lý do, cho đến thời điểm này, vấn đề vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô vẫn đang là những khó khăn cần tiếp tục được tháo gỡ.

Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm, ngày 17/10, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Trong vụ án này, các bi cáo bị truy tố về các tội danh “Lừa đảo chiềm đoạt tài sản” “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố cả 3 tội danh trên.

Ngày 31/10/1974, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định được thành lập. Với vai trò nòng cốt bảo vệ ANTT, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, 50 năm qua, những thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định luôn chủ động phòng ngừa và tích cực đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thị trường trong nước và cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy, vấn đề này vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文