Bóng của thời gian

08:06 29/05/2017
Đọc "Phía ngoài kia là rừng", thơ Vũ Quần Phương, NXB Hội Nhà văn, 2017.


Đến nay, Vũ Quần Phương đã in được 12 tập thơ và một tuyển tập.

Tôi đã đọc khá kĩ thơ của Vũ Quần Phương và thấy hai điểm nổi bật trong nội dung của thơ anh. Đó là sự nhạy cảm với thời gian và lòng yêu tha thiết cõi người thẳm sâu.

Ngay khi còn trẻ, Vũ Quần Phương đã thấy "Sông thời gian nước ngày đêm chảy xiết". Khi càng có tuổi thì thời gian luôn là một vấn đề ám ảnh, một điều để nhà thơ chiêm nghiệm. Thời gian trong bài "Điền kinh": "Anh chàng nói xong thì bạc tóc/ nhập đoàn người chạy tiếp/ các cụ già chạy trước/ thanh niên chần chừ chạy sau/ Họ đã chạy đến đâu/ Đời người chớp mắt". Thời gian làm nhà thơ trầm tư: "Một thoáng trưa Hội An/ Gặp liền 3 thế kỉ/ Đi trong phố Hội An/ Mỗi người thêm một bóng/ Cái bóng của thời gian".

Thời gian làm biến đổi bao thứ. Rừng thành phố. Phố chặt cây. Mất bao nhiêu là năm tháng. Cho nên: "Bóng mát bị đốn rồi/ hàng thế kỉ hồ đầm bờ lau bãi sậy/  mới thành cây/ mới thành tiếng hót/ bóng mát rợp vai người/ Em bé tuổi nằm nôi thành cụ già bạc tóc/ Cây ơi ngã xuống sớm mai này" (Tạ từ cây đường Voi Phục).

Đấy là cái cách nhà thơ tỏ bày ý kiến của mình về một chủ trương thay cây đúng nhưng khi thực hiện, lại biến thành chặt cây sai của thành phố.

Bìa cuốn "Phía ngoài kia là rừng" của nhà thơ Vũ Quần Phương.

Không ít lần hình ảnh người thơ với tóc bạc xuất hiện (Tôi là ông vỡ lòng bạc tóc/  Tôi thành ông tóc bạc…). Và ông già ấy ngậm ngùi với thời gian:

Làng tôi đã thành phường, chung cư, lầu gác
Tôi thành ông tóc bạc
Đi giữa làng
Mưa nhớ mưa ngâu

(Nhớ mưa ngâu)

"Cảm giác Roma", "Mặt trời lặn trên Ăng Ko", "Bên bờ biển lớn"… đều suy ngẫm về thời gian. Thời gian qua rất nhanh. Nhưng con người để giữ được, để tăng thời gian thì không sống vội, sống gấp, mà cần sống chậm. Sống sâu sắc với hiện tại "Thì cứ hôm nay"!

Nói về lòng yêu đời, yêu cõi người, tác giả thể hiện ở niềm vui sống: "Người yên ổn nghe lòng vui muốn hát" (Phía ngoài kia là rừng) và nhìn sự vật bình thường thấy lung linh: "Phố hai bên cây đứng như đèn/ Long lanh mắt lá xôn xao gió/ Sân thượng phơi bừng bay áo xiêm" (Ngày nắng lên)

Yêu đời nên mới nghĩ đến ngày giã từ với sự bắt buộc: "Quyến luyến thế nào cũng phải chia tay/ Tất cả vẫn đang chờ, nhưng tôi phải ra đi/ dẫu chẳng biết nơi nào mình sẽ đến" (Thì cứ hôm nay). Yêu đời nên lo lắng cho sự bất ổn trên hành tinh này: "Phía ngoài kia rừng nhuộm máu bình minh/ Cây u ẩn nhập hồn thiêng ác thú/ Hổ kinh hãi chạy trốn người săn hổ/ Bạo chúa say trên đầu dân thống khổ/ Ruồi đậu đầy mắt trẻ đói châu Phi/ Phía ngoài kia làng mạc cũng bơ vơ/ Cây chết trắng dưới trời mưa thuốc độc/ Người chết đói trên phì nhiêu của đất/ Nanh vuốt mài ai giấu dưới nhung êm".

Tôi nói đến hai nội dung chủ yếu bao quát trong tập và trong thơ của Vũ Quần Phương nói chung. Ở đây, nhà thơ còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác. Đến việc "Ngủ", đến "Con giun con dế", đến nỗi "Sợ", đến chuyện "Xe buýt", chuyện "Tắc đường", chuyện "Cười và thở", đến chức năng và nhiệm vụ của nhà thơ "đi với gian lao": "Nước mắt mẹ rơi không có nhịp/ Thơ anh nhiều âm vận ngân nga/ Xóm núi hẻo thất thanh trong lũ/ Anh bận tìm tên một loài hoa" (Nhà thơ ơi).

Đọc Vũ Quần Phương bao giờ cũng có điều để chiêm nghiệm, suy ngẫm, hoặc liên hệ, tranh luận về lẽ đời, về tình người, về nhiều chuyện của đời sống xã hội, thơ ca. Đó là thành công của ngòi bút thơ bền bỉ Vũ Quần Phương mà Chu Văn Sơn cho rằng đã "đạt đạo"!

Vũ Nho

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文