Buồn như bóng nắng mỗi khi xế chiều

08:10 06/08/2011
Nhân đọc tập thơ "Dã quỳ tím" của Huỳnh Dũng Nhân, NXB Trẻ 2011.

Về nghề báo, chắc không cần giới thiệu nhiều, ai cũng biết Huỳnh Dũng Nhân là một cây bút phóng sự trứ danh suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Phương pháp Huỳnh Dũng Nhân ứng dụng văn chương vào báo chí, đã chứng tỏ được hiệu quả nhất định. Thế nhưng, Huỳnh Dũng Nhân vừa in một tập thơ "Dã quỳ tím" do NXB Trẻ ấn hành, khiến không ít người ngạc nhiên.

Huỳnh Dũng Nhân thừa hiểu có thể thơ mình sẽ gây… sốc cho độc giả, nên đã "rào trước": "Có người khi đọc thơ tôi, bảo là thơ tôi hiền lành, đèm đẹp. Có người khi đọc thơ tôi, bảo: không biết tôi làm thơ tự lúc nào. Có người lại nói tôi làm báo, viết phóng sự, viết văn, đi dạy, thì ai cũng biết, nhưng làm thơ thì mới thấy, còn lạ lắm. Lại có người la ầm lên hoặc cười đầy bí hiểm: Ông mà cũng làm thơ à? Vì những lẽ đó mà tôi muốn in tập thơ này".

"Dã quỳ tím" ngót 100 trang, như một cuộc tổng kết nho nhỏ cho hành trình hơn 30 năm "thỉnh thoảng thấy cuộc đời này thi vị" của Huỳnh Dũng Nhân. Sự thi vị ấy bắt đầu từ ánh mắt quan sát cảnh vật: "phố tôi nằm nghiêng/ và mặt trời đi qua không mệt" đến thái độ thảng thốt riêng tư: "muôn lần đến vạn lần đi/ buồn như bóng nắng mỗi khi xế chiều/ bây giờ gần cạn tuổi yêu/ tôi thắp ký ức trong veo nhớ tình". Còn hành trình ấy cho thấy một gã đàn ông cũng hơi lãng mạn: "viên gạch cũ mòn chân ngàn lữ khách/ lá cỏ nào từng in dấu em qua", cũng hơi đa đoan: "rồi mình xa hai đứa hai miền/ gửi lời thơ nhờ mặt trăng giữ hộ/ hoa lim bay cho lòng bớt nhớ"; cũng hơi dan díu: "đêm chia tay trong vườn cây gió lặng/ sóng ở đâu cứ dào dạt trong lòng" và lắm phen cũng hơi lụy tình: "chẳng ai gọi bỗng cứ ơi một tiếng/ ngoảnh lại buồn  chẳng thấy em đâu/ chỉ thấy tách trà cô đơn khung cửa/ hương thơm bay quyện mây trắng ngang đầu".

Thơ Huỳnh Dũng Nhân tuân thủ vần điệu truyền thống. Trái tim "người cũng đã heo may" có những nhịp đập khá tinh tế, và bật ra những câu thơ thi sĩ đích thực, như: "đốt lên đống lửa phiêu diêu/ muôn tàn lửa cháy bấy nhiêu môi hồng" hoặc như "khăn phiêu mời một dải sông/ giao duyên Cò Mị rượu nồng giọt khuya".

Vì nhận ra "rất nhiều hoa đẹp ở những nơi cộc cằn", Huỳnh Dũng Nhân có được những câu thơ lay động kẻ tri âm. Đó là trách nhiệm trước mất mát của bản thân để "Viết cho con" thành thật: "một chữ ký chia ly là mẹ cha có lỗi/ khi buông tay con bơi giữa dòng đời/ quãng đường mới rồi có khi bớt lạ/ vẫn nhớ nhà thương con lắm con ơi". Đó là trách nhiệm trước tổn thương của cộng đồng để thắp lên "Ngọn nến" trắc ẩn: "Vĩnh Long, Cần Thơ/ mai này ai đi qua chiếc cầu này/ sẽ thấy cây cầu vắt ngang sông lừng lững/ có nhớ các anh chôn tuổi trẻ dưới dầm cầu nhịp 14,15/ tôi thắp lên ngọn nến… tôi thắp lên ngọn nến/ bất lực nhìn ngòi bút của mình/ không viết được gì/ khi máu chảy xuống dòng sông".

Trong 50 bài thơ của "Dã quỳ tím", bài thơ dài nhất (cũng là bài thơ mang dấu vết Huỳnh Dũng Nhân rõ nhất) có tên gọi "Gửi Hà Nội ngàn năm của tôi". Bài thơ khoảng 1200 chữ, nếu trải ra kiểu văn xuôi thì trở thành một tản văn trữ tình và sắc sảo về mảnh đất Thăng Long nhân dịp đại lễ. Chất thơ và chất báo cùng hiện diện bằng nét chấm phá sinh động: "tìm mãi Hà Nội mà chỉ thấy đèn hoa/ Cụ Rùa suy tư gì dưới đáy hồ chói lòa đèn giữa mùa mưa mà thiếu điện" và băn khoăn không dễ lý giải: "nhà nhà vút cao bê tông lạnh lùng chữ tây tàu xa lạ/ cô gái phố cổ xinh như hoa nhưng lạnh ngắt nụ cười/ hay Hà Nội chỉ còn đẹp hoài niệm thôi", để rồi lắng lại thổn thức: "tôi thật lòng không muốn chia sẻ với em một Hà Nội của tôi/ khi Phủ Tây Hồ giờ bán buôn cũng theo qui hoạch/ ông đồ chữ nho ngồi chìm sau những hàng bún ốc/ những tờ bạc vẫn phải trả cho sự ngơ ngẩn phố phường".

Khi chứng kiến trên xứ sở mình vẫn còn nơi nọ nơi kia khốn khó và bất hạnh bủa vây, Huỳnh Dũng Nhân viết được một câu thơ thú vị: "cánh rừng nhờ truyền thuyết khỏi vô danh". Nhại theo cách nói ấy, để kết luận về "Dã quỳ tím" rằng: chữ nghĩa nhờ rung cảm đã thành thơ!

Tp HCM, 7/2011

Lê Thiếu Nhơn

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Ngày 26/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào cuối buổi chiều nay, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật đò xảy ra trên sông Chanh.

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), sự bột phát của những tháp mây xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây ra giông lốc mạnh hoặc mưa đá thời gian vừa qua. Đầu tháng 5 tới đây, hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh được dự báo sẽ tái diễn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文