Chống tham nhũng và vấn đề... "tiền thưởng"?

08:10 14/07/2018
Có lẽ cái khó nhất của đấu tranh chống tham nhũng là biết mà không dám nói, cán bộ, công chức thì lại không dám, vì họ sợ bị trù dập, sợ mất chức, mất quyền, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình cũng như thành tích chung của tập thể...


Đã có một thời gian dư luận cả nước nóng lên trước thông tin “Người tố cáo tham nhũng có thể nhận khen thưởng tới 3,45 tỷ đồng”. Trong khi ngày nào trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đều có những thông tin liên quan đến tiêu cực, tham nhũng đang len lỏi ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vậy tại sao lại không có ai đi “săn” tham nhũng để kiếm tiền? Vì sao người dân vẫn thờ ơ, không mặn mà gì với mức tiền thưởng rất lớn này?

Có lẽ cái khó nhất của đấu tranh chống tham nhũng là biết mà không dám nói, cán bộ, công chức thì lại không dám, vì họ sợ bị trù dập, sợ mất chức, mất quyền, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình cũng như thành tích chung của tập thể.

Thực tế đã có những người dũng cảm, dám đương đầu đấu tranh để đưa bằng được những kẻ tham nhũng ra trước ánh sáng của pháp luật. Tuy nhiên, đây là một quãng đường quá dài, với muôn ngàn khó khăn, gian khổ vì tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ; hành vi phạm tội kéo dài, liên quan đến nhiều  lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai...

Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng phải nghiên cứu, vận dụng nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, dẫn đến việc điều tra có khi tới vài ba năm mới đưa ra xét xử được. Với quá trình kéo dài này, rất khó để giữ được bí mật tuyệt đối nội dung tố cáo cũng như danh tính của người tố cáo tiêu cực, tham nhũng.

Và khi đó người tố cáo sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, điều này đồng nghĩa với việc họ rất khó có thể tiếp tục tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đã có những dấu hiệu của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn đứng đằng sau các vụ trả thù người tố cáo các hành vi tham nhũng; sử dụng cơ chế hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, đoàn thể để cô lập, vô hiệu hóa những người dám lên tiếng, rồi sử dụng cả lực lượng “xã hội đen” để đàn áp, khủng bố, thậm chí tiêu diệt người dám đấu tranh nhằm kéo dài thời gian để bóp nhỏ vụ việc, tiêu hủy tang chứng, chạy tội, đánh chìm xuồng vụ việc tham nhũng.

Trong rất nhiều trường hợp, trước bằng chứng rõ ràng của người tố cáo buộc các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức được giao thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố cáo tiêu cực, tham nhũng, giải quyết đơn, thư phải xử lý theo quy định của pháp luật, thì khi có sự tác động, can thiệp của những người có thế lực vào việc xử lý sẽ theo kiểu phải đóng cửa bảo nhau, xử lý nội bộ... 

Những người có trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng phải đặt mình vào vị thế người đi tố cáo tiêu cực, tham nhũng để thấu hiểu được nỗi lòng của họ, từ đó mới có cách giải quyết vừa đúng luật pháp, vừa thấu tình đạt lý. Phải hiểu cho đúng, họ đấu tranh với những tiêu cực, với những điều bất công của xã hội không phải vì tiền, vì lợi lộc mà vì công lý.

Tuy nhiên, dưới các sức ép của quyền lực, kinh tế, họ có thể thờ ơ, không xem xét, không đề xuất, không kiểm tra kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân; chuyển đơn lòng vòng; không trả lời những tố cáo chính đáng của người dân, để vụ việc chìm vào quên lãng... Tệ hơn nữa, trước những tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo tiêu cực, tham nhũng đưa ra thì trách nhiệm làm rõ những dấu hiệu vi phạm thuộc về các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. Nhưng trong nhiều vụ việc, người xử lý thông tin tố cáo tiêu cực, tham nhũng đã tìm những điểm chưa cụ thể, chưa rõ ràng, tính pháp lý yếu trong các tài liệu mà người tố cáo cung cấp để dọa dẫm, phủ nhận, quy chụp người tố cáo vào tội vu cáo, bôi nhọ, cho họ là phần tử quá khích, gây rối, gây mất đoàn kết nội bộ.

Những việc làm này đã làm nản lòng người tố cáo tiêu cực, tham nhũng, làm mất niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo nên sự bức xúc cho xã hội. Đây là rào cản lớn nhất ngăn cản những hành động tiếp theo của người tố cáo tiêu cực, tham nhũng, làm triệt tiêu động lực của người đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Trong trường hợp đấu tranh chống tham nhũng thắng lợi, việc khen thưởng xứng đáng với những người tố cáo cũng còn gặp muôn vàn khó khăn. Lý do là thời gian xử lý vụ án dài nên tài sản tham nhũng đã được chuyển hóa hoặc đứng tên người khác nên rất khó thu hồi, khâu giám định mất thời gian nên tài sản bị hư hao và không còn nhiều giá trị... 

Vậy những người hùng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ phải đợi đến khi thu hồi được 100% số tài sản tham nhũng thì mới được nhận tiền thưởng, hay họ sẽ được nhận ngay sau khi bản án có hiệu lực? Chưa có một quy định nào cụ thể về việc này, vậy họ sẽ phải đợi đến bao giờ?

Phải chăng những người chống tham nhũng chấp nhận nhiều khó khăn đến vậy là vì mức tiền thưởng cao? Câu trả lời là không! Điều họ mong muốn là niềm tin vào một xã hội vẫn tồn tại sự công bằng, minh bạch; niềm tin mãnh liệt vào công lý mà ở đó lời nói thẳng, nói thật của họ được trân trọng và bảo vệ. Chúng ta cần nhanh chóng có các quy định pháp luật cụ thể về khen thưởng cũng như bảo vệ người tố cáo, đồng thời là xử lý thấu đáo, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng. 

Từ đó người dân tin tưởng hơn vào công lý, vào sự công tâm và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh này và như vậy sẽ tạo được sự đoàn kết hơn, an tâm hơn trong việc tham gia cung cấp nhiều thông tin tố giác để cuộc chiến chống “giặc nội xâm” ngày càng hiệu quả.

Cù tất Dũng

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文