Tái bản sách “Người Mường ở Hòa Bình”

Sách “Người Mường ở Hòa Bình” có quá nhiều sai sót

08:10 16/07/2015
Ra đời lần đầu tiên năm 1996, công trình "Người Mường ở Hòa Bình" của PGS Nguyễn Từ Chi (bút danh Trần Từ) được giới chuyên môn đánh giá là trước tác kinh điển trong nghiên cứu Dân tộc học ở nước ta.

Năm 2000, "Người Mường ở Hòa Bình" là một trong 4 công trình của PGS Nguyễn Từ Chi được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 2012, Dự án Công bố, phổ biến tài sản Văn hóa, Văn nghệ Dân gian Việt Nam (Dự án) và NXB Thời đại tái bản công trình này.

Đáng tiếc là một công trình kinh điển, làm mẫu mực cho giới nghiên cứu Dân tộc học của một tác giả uyên bác, lỗi lạc như PGS Nguyễn Từ Chi lại bị biến thành phế phẩm bởi nhiều sai sót của những người thực hiện khi cho tái bản.

Bìa sách “Người Mường ở Hòa Bình” (phải) bản in năm 1996 và bìa sách “Người mường ở Hòa Bình” do NXB Thời Đại và Dự án tái bản năm 2012.

Trước tiên, nói về hình họa. Bản in năm 1996 là nỗ lực của những người tổ chức bản thảo để bạn đọc có thể tiếp xúc với từng hoa văn trên cạp váy Mường. Những phụ bản in đẹp, thậm chí cả in màu cho thấy những người làm sách đã cố gắng tối đa để có một sản phẩm hay về nội dung và đẹp về hình thức ra mắt công chúng. Nhưng đến bản in năm 2012 của NXB Thời Đại và Dự án, tất cả các phụ bản đều biến thành hai màu đen trắng nhờ nhờ. Thậm chí, nhiều chỗ còn không đọc nổi chữ.

Xin dẫn vài ví dụ: Trang 377 cắt bỏ toàn bộ hình ảnh minh họa Mũ của bố mo, thuộc phần Các đêm "mo"; trang 410 thuộc phần Qua "Mường Ma" rồi trở về, những hình ảnh chú thích cho hai cặp Gà/ Chó và Chim/ Vọ trong lời cầu do bố mo ngâm lên qua lễ Kẹ, đã bị cắt phăng, nhưng vẫn để lại dấu vết bằng chú thích: (xem hình).

Nhà sử học Đào Hùng đã đánh giá về PGS Nguyễn Từ Chi khi nghiên cứu hoa văn cạp váy Mường như sau: "Trong hoàn cảnh đơn độc thiếu những phương tiện làm việc tối thiểu của một nhà dân tộc học như máy ảnh, ghi âm, thì những cố gắng của anh thật là phi thường... Có những chiếc cạp váy chỉ gặp một lần trong chuyến đi, nhưng không có máy ảnh để ghi hình những hoa văn mới lạ, rồi sau này cố đi tìm mà không bao giờ gặp lại lần thứ hai".

Vậy mà, khi nhìn vào bảng đối chiếu giữa hoa văn cạp váy Mường và hoa văn trống đồng Đông Sơn ở trang 201; các hình minh họa từ trang 258 đến trang 276 thì "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm". Bạn đọc có dùng kính lúp cũng khó mà soi được các chú thích của Từ Chi về: áo (cánh), cạp váy, yếm, khăn thắt áo, hay "tênh", nếu không có bản gốc in năm 1996 để đối chiếu. Hoặc như các hình chú thích rang trên, h1, mẫu "rang đọng núi mọc" và chú thích rang dưới, cao, mẫu h2, đều đen sì sì, so với bản in màu năm 1996.

Thứ hai, bàn đến nội dung cuốn sách. Nội dung sách "Người Mường ở Hòa Bình" bị cắt xén không thương tiếc.

Về những đoạn bị cắt xén, nếu dẫn ra, sẽ đếm không xuể, xin nói gọn lại: hầu như bài nào, mục nào cũng có; đặc biệt các chú thích bị cắt xén vô tội vạ. Một ví dụ để thấy sự cắt xén và thêm bớt đã làm méo mó tác phẩm khoa học của Nguyễn Từ Chi. Những chữ trong ngoặc đơn (...) là của Từ Chi đã bị cắt. Những chữ trong ngoặc vuông [...] là do Quỹ Dự án và NXB biên tập: "Bài viết (không) mong vươn đến những kết luận (luôn luôn hai năm rõ mười) [rõ ràng]. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ làm nảy [sinh] những câu hỏi mới (qua đó mà góp phần đề xuất những hướng tìm hiểu mới]. Nó sẽ viện đến nhiều tài liệu cụ thể về một số tộc ngoài Mường, mà bạn bè và (các) đồng nghiệp đã vui lòng cho tôi biết..."(Vũ trụ luận Mường qua đám tang, tr. 279).

Kết thúc bài này, xin dẫn lại một đoạn trong bài "Cụ Nguyễn Từ Chi như tôi đã gặp" của ông Dương Trung Quốc, người được tin cậy giao trách nhiệm làm sách "Người Mường ở Hòa Bình" để thấy sự tỉ mỉ, thận trọng của chuyên gia lớn nhất nước về nghiên cứu Mường (chữ GS Trần Quốc Vượng): "Những tờ bản thảo, kể cả những phần đã được in. Cụ chữa đi chữa lại không biết bao nhiêu lần với những mẩu giấy dán nối nhau để thêm bớt, dán đè lên nhau để sửa chữa làm cho những trang bản thảo dài dằng dặc, nặng chình chịch".

Hàng loạt đầu sách sai sót

Không riêng cuốn "Người Mường ở Hòa Bình" của Trần Từ, hàng loạt đầu sách thuộc Dự án đều mắc sai sót: "Truyện cổ dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu", tác giả Đỗ Thị Tấc (NXB Văn hóa Thông tin, 2011), ngoài bìa đề: Đỗ Thị Tác; "Bơ Thi cái chết được hồi sinh" tác giả Ngô Văn Doanh (NXB Thời đại, 2010), ngoài bìa đề: Ngô Văn Oanh...

Có quá nhiều lỗi sai về đơn vị hành chính các cấp quận/ huyện, tỉnh/thành phố trong các sách: "Đất Phú trời Yên", tác giả Trần Sĩ Huệ (NXB Lao động, 2011); "Trên đường tìm về vẻ đẹp cha ông", tác giả Nguyễn Du Chi (NXB Văn hóa Dân tộc, 2011)...

Như Đăng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文