Con rùa một tiểu vụ trụ?

15:41 24/09/2020
Với hình tượng con rùa huyền thoại gắn liền sự tích trả gươm Đức vua Lê Thái Tổ, dân gian gửi vào đó khát vọng hòa bình, thịnh vượng mãi mãi bền lâu của người dân Việt!


Nhưng không chỉ ở ta mới có biểu tượng con rùa giàu ý nghĩa, mà có ở nhiều nền văn hóa. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc rùa là biểu tượng cho vũ trụ. Ở Ấn Độ rùa biểu tượng cho sự sự hóa thân của các vị thần nổi tiếng như Bồ tát hoặc thần Vishnu. Ở một số nước châu Phi, rùa biểu tượng cho cột chống trời chắc chắn nhất, nhờ thế con người mới yên ổn, hạnh phúc mà làm ăn trên mặt đất... 

Nguyên nhân thì có thể là các nền văn hóa này có chung quan niệm trời tròn đất vuông. Trong sự liên tưởng thô sơ nguyên thủy thì không con vật nào gần gũi với mô hình vũ trụ này hơn con rùa, có chiếc mai hình vòm trên lưng, biểu tượng cho  trời, mặt phẳng dưới bụng biểu tượng cho đất. Truyền thuyết Ấn Độ còn cho rằng rùa cõng cả trái đất, ít ra cũng làm giá đỡ các ngai thần hoặc làm điểm tựa giữ cho ngọn núi Mandara (núi thiêng) thêm vững chãi...

Tượng rùa phong thủy.

Huyền thoại Trung Hoa kể bà Nữ Oa thấy con rùa giống với mô hình trời đất, bà cắt bốn chân rùa để tạo bốn cực của thế giới. Các mảnh vỡ của huyền thoại Trung Hoa văng ra khắp nơi, một mảnh rơi vào quan niệm của các vua chúa hậu thế. Từ đó, trong các lăng tẩm đền đài các vị quân vương thường theo mô hình các cột chính thường được đặt trên lưng rùa với ý nghĩa ngôi đền/ lâu đài/ nhà ấy mang tầm vóc vũ trụ. Cái câu “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia” của ta phải chăng là một ánh xạ rớt từ huyền thoại xứ Trung Hoa?

Nhưng rõ ràng, trong quan niệm cổ xưa của phương Đông thì rùa một trong “tứ linh”: long (rồng) - ly (kỳ lân) - quy (rùa) - phượng (chim phượng). Rất có thể rùa là con vật duy nhất trong tứ linh có thật còn ba linh vật kia chỉ là hư ảo, hư cấu. Vì rùa là con vật tự thân nó tích hợp được nhiều đặc điểm “thần thánh”, ngoài mô hình “trời tròn đất vuông”, rùa sống rất thọ, có khi tới vài ba trăm năm, có sức chịu đựng tốt với nhiều loại hình khí hậu, lại lưỡng cư, cả trên cạn, dưới nước... Thế là chả cần mất công hư cấu thêm (không như rồng chẳng hạn là sản phẩm của tưởng tượng), con người suy tôn rùa, thiêng hóa nó và đưa nó lên thành một biểu tượng, theo thời gian mặc cho nó rất nhiều lớp áo văn hóa để đời sau tha hồ mà lật mở từng lớp để tìm ra những mã ý nghĩa.

Truyện cổ Việt Nam có ngụ ngôn “Rùa và thỏ” kể về cuộc chạy thi của hai con vật nhanh nhất và chậm nhất. Cuối cùng rùa thắng nhờ mưu mẹo, tinh thần đoàn kết, chăm chỉ, cố gắng, biết điểm yếu của mình mà khắc phục. Ngược lại thỏ lười nhác lại chủ quan cũng chẳng để tâm suy nghĩ, mải “làm thơ” nên thua đau tức tưởi... Bài học này mang tính phổ quát cao đến mức chẳng dành cho riêng ai nên hầu như, là người Việt thì ai cũng biết.

Truyền thuyết “Thần Kim quy” (rùa vàng) giúp An Dương Vương xây Loa thành và cho thứ vũ khí cực kỳ lợi hại là nỏ thần đuổi giặc cùng truyện Lê Lợi được trao kiếm thần đuổi giặc Minh lại càng nhiều người biết và dành cho chúng nhiều suy ngẫm sâu xa. Thần Kim Quy được ca ngợi như vị thánh có công.

Nhưng thần là biểu tượng cho ai, thế lực nào thì vẫn cần tìm hiểu? Cho chính nghĩa, cho ý chí độc lập, tự do, cho nhân dân, cho sự tượng hình của hồn thiêng sông núi... Đều có lý. 

Rùa vàng đòi gươm Lê Lợi thì có phần phức tạp hơn. Là biểu tượng cho ý chí hòa bình, không muốn chiến tranh, hết giặc thì chẳng cần vũ khí để tập trung vào việc hưng dân thịnh quốc. Lại có ý kiến cho rằng vì sau chiến thắng vĩ đại, lên ngôi vua, Lê Lợi vì đa nghi mà sát hại công thần. Thế là lập tức huyền thoại ra đời “đòi” lại thanh gươm hiếu sát... Rất có thể như vậy. Cũng nhờ thế mà mọi huyền thoại nói chung cứ mãi tỏa sáng những lung linh mờ ảo ý nghĩa để người đời sau phán đoán...

Ví như rùa còn là biểu tượng cho sự tỉnh táo sáng suốt. Ấy là chi tiết An Dương Vương cùng Mỵ Châu chạy đến bờ biển. Cùng đường nhà vua gọi “sứ Thánh Giang” đến giúp thì Rùa hiện lên thật. Nhưng không giúp mà hét lớn: “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó!”. Tức rùa thần đã kết tội Mỵ Châu là nguồn cơn chính gây ra đại thảm họa...

Tranh “Lê Lợi trả gươm”.

Trở lại câu “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia”, trước đây người ta dạy cho học sinh rằng con rùa là biểu tượng cho người nông dân khốn khổ phải chịu nhiều tầng áp bức, đè nén. Ngày nay nhờ soi chiếu dưới nhiều ánh sáng mỹ học mới thì quan niệm ấy không còn vững nữa. Bởi lẽ khoác cái áo người nông dân cho con rùa thì thật không vừa, giữa hai hình tượng rùa và người nông dân có rất ít những mối liên hệ gần gũi mang tính bản chất. Thành ngữ vẫn chê “chậm như rùa” cơ mà! Nếu chỉ dựa trên nét tương liên là sự “khốn khổ” thì thật khó cho một khái quát thỏa đáng, do vậy nếu coi rùa biểu tượng cho người nông dân thì cũng rất mờ nhạt, không đặc trưng.

Xin dẫn một truyền thuyết. Có người nông dân nuôi một con rắn. Rắn lớn lên ngày ăn một nhiều trong khi người nông dân ngày một già yếu, khó nuôi cả rắn và người. Người bèn bảo rắn tự mình đi kiếm ăn. Thấy vậy rắn trắng trợn đòi cắn chết người. Người nói: “Cứu vật, vật trả ơn. Mi phải trả ơn ta mới đúng!”. Rắn đáp: “Cứu vật, vật trả oán!”. Chẳng chịu nhau bèn thống nhất đi gặp nhân vật thứ ba hỏi cho ra nhẽ. 

Cả hai gặp hạc. Nghe đầu đuôi câu chuyện hạc nổi giận mắng rắn là loại “vong ân bội nghĩa”. Rắn không chịu, cả hai đi tiếp gặp rùa. Rùa ngu ngơ không cần suy xét phán ngay, nếu thế rắn cắn người chết luôn đi vì người nuôi vật cũng không xong. Người không chịu. Cả hai đi tiếp gặp quạ. 

Nghe thủng câu chuyện quạ tức quá không nói không rằng bổ từ trên cây xuống mổ rắn chết tươi cho đáng kiếp kẻ vô nhân tráo trở. Oan hồn rắn đi tìm tận tới Đức Như Lai nhờ phân xử. Nghe xong Đức Phật khoan hòa, điềm đạm mà nói rằng: Thế là hạc có nghĩa, nhân hậu từ nay cho phép được đứng trên cao. Rùa ăn nói hàm hồ, thiển cận cho bò dưới thấp. Rắn vong ân nên bị giết là đúng. Quạ tha xác rắn lên ngọn cây cao để mọi vật nhìn rõ làm gương. Cái quý nhất của muôn loài là tình yêu thương lẫn nhau! 

Thế nên từ đó ở những nơi thờ phụng hạc được đứng lên lưng rùa. Ngoài ra, khi dựng cột phướn thì trên ngọn bao giờ cũng có hình con quạ, còn giải phướn uốn lượn chính là “họa tiết” hình con rắn. Mọi chúng sinh nhìn lên cột phướn mà suy ngẫm để tu nhân tích đức! Đấy là theo tích nhà Phật.

Cũng từ đó trong dân gian để chỉ loại người đáng khinh nhất, chanh chua, độc ác, lăng loàn, gian giảo (như rắn vậy)... người ta rủa bằng ba chữ không ngoa mà lại rất ngoa: Đồ quạ mổ!!!

Cũng từ đó hạc biểu tượng cho sự thanh cao, trong sáng. Những người tuy gầy nhẳng nhưng được dân gian nói vui là “mình thông cốt hạc” (dáng người cây thông, xương cốt của con hạc) ý nói sống thanh đạm nên mới... được vậy!

Nhưng tại sao rùa phải “đội bia”? Nguyên thủy, bia thường làm bằng đá (bia đá bảng vàng) để khắc ghi những công trạng, thần tích, gia phả... để lưu lại cho con cháu muôn đời, về sau người ta khắc ghi cả những điều không thể quên (bia căm thù tội ác) mang ý nghĩa giáo dục. Rùa là loài vật linh, sống thọ nên đặt bia trên lưng rùa là mang nghĩa mong muốn điều khắc trên bia đá lưu truyền bất tử. Nhưng đấy chỉ là nghĩa bề nổi. Như trên đã nói rùa là biểu tượng cho cả một vũ trụ, do vậy những điều khắc trên bia đá này còn ở “trên” tầm vũ trụ. Những ai được khắc trên bia đá hẳn nhiên ngang tầm và sống mãi cùng vũ trụ. Thế nên ngày xưa chọn tên người để khắc vào bia phải đích thực tài năng xuất chúng, có công lao...

Ngày nay người ta còn khám phá, vì là loài lưỡng cư, sức chịu đựng cực tốt trước biến đổi môi trường, có khả năng chịu đói rất lâu, tuy chậm chạp nhưng bền bỉ, dẻo dai... nên tự nó tạo ra một trường sinh học khá đặc biệt, là vật phong thủy tốt. Ngày xưa phép bói rùa bằng cách cho mai rùa vào lửa sẽ hiện lên những ký hiệu mang tính dự báo. Mai và xương rùa còn dùng để khắc chữ (chữ giáp cốt) nổi, nét và rõ, nhất là giữ được lâu dài. Thế nên “rùa đội bia”, được đặt chốn linh thiêng là vật phong thủy có giá trị. Ngày nay nhiều gia đình, nhiều chùa chiền nuôi rùa sống với ý nghĩa phong thủy là chính. Thiêng hóa nó, người ta còn thêm thắt chi tiết cho ly kỳ: ở ngôi chùa nọ rùa biết nghe tụng kinh Phật...

Nguyễn Thanh Tú

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文