Hiền tài là nguyên khí quốc gia

08:00 14/01/2013

Thời xa xưa cha ông ta rất trân trọng tài năng đi đôi với đức độ, vì "Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí làm công việc cần kíp" (Lời khắc trên 1 trong 18 bia Tiến sĩ đầu tiên (1483) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám của Hàn lâm Thừa chỉ Thân Nhân Trung).

Biết là vậy song để chọn được người tài không hề đơn giản. Nếu không có tầm nhìn chiến lược, chọn nhầm và sử dụng sai tài năng, chọn người thiếu thực chất, bằng cấp dởm sẽ có hại cho đất nước vì "Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết trở thành kẻ phá hoại" (Lênin).

Ở ta hiện nay, việc chọn và sử dụng tài năng còn nhiều bất cập, dẫn tới hiện tượng tài năng bị thui chột, "chất xám" bị chảy máu ra nước ngoài, vì "Bụt chùa nhà không thiêng" do cơ chế chính sách cứng nhắc; bộc lộ sự cục bộ, cá nhân hẹp hòi của không ít người có chức quyền không muốn sử dụng người giỏi hơn mình. Nhiều sinh viên giỏi đi du học rồi ở lại nước sở tại, vì sợ về nhà kiến thức bị bỏ quên. Có người học giỏi ở các nước XHCN cũ, đóng góp kinh tế, kỹ thuật công nghệ ở nước sở tại rất đáng kể, về nước không được bố trí công việc thích hợp, để tài năng bị mòn mỏi, đến nỗi dư luận của quần chúng cho rằng: "Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh không sử dụng". Ở nước ngoài rất cần những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn làm cán bộ giảng dạy, nhưng ở ta nhiều thầy giáo không biết thực tiễn, không có công trình khoa học, tác phẩm lại dễ dàng đứng trên bục giảng. Một kiến trúc sư có nhiều công trình thực tiễn cho rằng: "Nhà trường không muốn mời họ tham gia giảng dạy, vì sợ nổi trội chuyên môn hơn các thầy". Điều thực tế đó làm cho mục tiêu của Đảng bị lệch lạc.

Tiêu chuẩn chọn giáo sư, phó giáo sư ở ta thoạt trông rất quy củ, thay đổi, bổ sung liên tục, nhưng nhiều lúc vẫn không chọn đúng nhân tài. Nhiều tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư (TS, PGS, GS) cả đời không có một sáng chế nào, không viết nổi một cuốn sách chuyên môn, ngoại ngữ cũng không biết, không biết sử dụng máy vi tính, còn kém thông minh hơn nhiều sinh viên, lại ngồi trên ghế hội đồng phán xét. Có sinh viên nói: "Chúng em mong các thầy, cô dạy cho chúng em kiến thức, không mong các GS, TS dạy mà chúng em không biết gì". Tiêu chuẩn xét GS, PGS đại để như: Về PGS: 1- Phải có bằng thạc sĩ (đã hạ thấp, trước đây phải có bằng tiến sĩ); 2 - Bằng ngoại ngữ C; 3- Hướng dẫn thạc sĩ; 4- Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ; 5- Có 10 điểm khoa học đăng trên báo. Về GS: 1- Phải có bằng tiến sĩ; 2 - Phải thành thạo một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung; 3- Phải hướng dẫn luận văn tiến sĩ; 4-  Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước; 5- Phải có 20 điểm tính các công trình khoa học….

Hàng bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), nơi có khắc dòng chữ "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" do Hàn lâm Thừa chỉ Thân Nhân Trung soạn thảo.

Nhìn chung, với tiêu chuẩn này, những người có quyền chức rất dễ "hoàn thành" vì họ biết biến hóa. Riêng khối nghệ thuật khó lọt vào, nói đúng hơn là nghệ sĩ khó được xét GS, PGS, vì khối này chủ yếu là tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, điện ảnh…, chỉ những nhà lý luận phê bình có lợi thế viết luận văn TS mới được xét GS, PGS.

Về tính điểm khoa học, nghệ thuật rất khó, nên có nhiều nghịch lý. Việc coi một bài viết trên báo, một bức tranh sơn dầu vẽ một đêm là xong bằng điểm một cuốn sách khoa học, một bằng sáng chế, một công trình khoa học được sản xuất hàng loạt. Bằng TS coi trọng hơn bằng Sáng chế, mặc dầu bằng TS nhiều người làm được, còn bằng sáng chế khó ai có được; còn coi trọng hơn một sáng chế được ứng dụng thực tiễn, đưa lợi ích kinh tế lớn, làm giàu cho đất nước…

Việc chọn GS, PGS ở nhiều nước tiên tiến tiêu chuẩn đơn giản hơn ở ta mà lại có hiệu quả cao. Chẳng hạn như ở Đức, việc xét chọn GS không rườm rà, hội đồng này nọ tốn nhiều tiền của. Hội đồng GS (Senat) ở các trường đại học đề xuất số giảng viên có nhiều công trình khoa học có giá trị ứng dụng thực tiễn làm hồ sơ rồi gửi lên Chính quyền bang. Nếu nhận được ý kiến khiếu nại, lý do thắc mắc chính đáng thì dừng lại xem xét. Nếu không, chính quyền bang ra quyết định bổ nhiệm GS, PGS. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" nên đã chọn là phải chọn đúng người có đức, có tài và biết sử dụng tài năng mới đưa đất nước ta tiên về phía trước. Nếu chọn nhầm, sử dụng sai nhân tài sẽ gây hậu quả lớn: "Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan: được người thì nước trị, mất người thì nước loạn" (như lời Hộ quốc Quốc sư Nguyễn Nguyên Úc nói với vua Lý Thần Tông)

Phạm Phú Uynh

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文