Hình tượng "con cá gỗ" xuất phát từ khát vọng "cá chép hóa rồng"?

08:00 16/09/2015
Từ trước tới nay, hình tượng "cá gỗ" gắn với ông đồ xứ Nghệ, thể hiện tinh thần khổ học, đức tính kiệm ước để mong đỗ đạt, được đổi đời đã có nhiều người bàn luận và tương đối thống nhất theo cách hiểu đó. Nhưng cũng ở xứ Nghệ từ lâu còn lưu truyền một hình tượng nữa, thậm chí có nhiều sự tích, giai thoại khá nổi tiếng là sự tích cá chép vượt Vũ Môn để hóa rồng (gọi tắt là cá chép hóa rồng). Nội dung ý nghĩa của sự tích này cũng nói lên đức tính khổ luyện, vượt khó trong học hành, thi cử và thể hiện khát vọng được đỗ đạt, đổi đời.

Sự tích này xuất phát từ bên Tàu thời xưa, tương truyền từ thời vua Vũ nhà Hạ nhưng lại có hai địa danh cùng có tên Vũ Môn đều thuộc thượng du sông Hoàng Hà (nay thuộc hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây, Trung Quốc). Ở nước ta, riêng xứ Nghệ cũng có hai nơi có địa danh thác Vũ Môn. Một ở miền Tây huyện Hương Sơn, trong dãy núi Giăng Màn (Khai Trướng), thác Vũ Môn nơi đây có 3 bậc, tương truyền đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, cá chép vượt qua được thác này sẽ hóa rồng.

Nhiều tao nhân, mặc khách đã có ghi chép hoặc đề vịnh về sự tích này như Cao Bá Quát và Trương Quốc Dụng trong sách "Mẫn Hiên thuyết thoại", Hoàng giáp Bùi Dương Lịch trong sách "Nghệ An ký" cũng có đề thơ (trích): "Núi Giăng Màn mở ra/ Hoan Diễn phên dậu vững/ Gắn chặt gió lửa khô/ Cá hóa rồng chốn đó/ Mây lành khắp chín châu". Còn tiến sỹ Dương Thúc Hạp trong tập "An Tĩnh sơn thủy vịnh" có tới hai bài nhắc tới sự tích này (cả thác và núi). Xin trích bài "Núi Khai Trướng" như sau: "Mây vờn khoe sắc núi/ Hoan Châu nhất thắng danh/ Nổi tiếng có suối đẹp/ Vượt cửa cá hóa rồng".

Địa danh thứ hai cũng có tên Vũ Môn ở núi Eo Vực Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Theo nhạc sĩ Trần Vương trong một bài viết trên Báo Nghệ An kể rằng, cứ vào dịp sang Thu (khoảng tháng 8, 9 âm lịch), nước sông Lam dâng lên, rồng xanh rồng vàng dẫn đội quân của mình (cá chép) về khu vực Eo Vực Bồng thi tài vượt thác Vũ Môn, làm cuộc sát hạch cuối cùng, chú cá nào vượt được thác Vũ Môn (có nhiều bậc) sẽ hóa rồng, biến thành những trận mưa mát lành cho núi rừng miền Tây tươi đẹp.

Không chỉ trong chuyện kể dân gian và văn học thành văn, mà trong kiến trúc các đền, đình, chùa ở xứ Nghệ, hình tượng cá chép hóa rồng cũng xuất hiện khá nhiều, đơn cử như trong kiến trúc của đình Hoành Sơn ở Nam Đàn có bức chạm gỗ hình một người cưỡi cá chép vượt Vũ Môn, đầu cá chép đã hóa thành rồng nhưng vảy và đuôi vẫn còn là cá chép. Hình tượng cá chép hóa rồng còn xuất hiện trên các di vật, trên mái các đền, chùa ở nhiều nơi trên đất xứ Nghệ. Đặc biệt trong nhiều nhà thờ họ có người đỗ đạt cao ở xứ Nghệ có nhiều bức đại tự, câu đối có nhắc đến sự tích cá chép hóa rồng nhằm ngợi ca đức tính khổ học thành tài của tiền nhân. Xin dẫn một câu đối ở nhà thờ họ Hồ Tam Công thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (xã Thọ Thành, Yên Thành) như sau: "Lưỡng thế tranh nguyên phiêu Hồng Tháp/ Nhất gia thịnh sự dật Long Môn" (nghĩa là: "Mấy đời nối tiếp tranh đạt Trạng nguyên/ Một nhà đỗ đạt thịnh vượng nhờ vượt Vũ Môn").

Vậy là hai hình tượng, hai sự tích đều xuất phát ở xứ Nghệ, đều có vật chung là cá, đều cùng mang ý nghĩa ngợi ca sự khổ học, luyện rèn "dùi mài kinh sử" để đậu đạt, chẳng lẽ không có gì liên quan đến nhau? Theo thiển nghĩ của chúng tôi, người xứ Nghệ vốn có đức tính cần cù, khổ học, lại khéo tay hay làm, vốn có nghề mộc rất tinh xảo ở nhiều nơi. Lúc đầu, các ông đồ, anh khóa vốn cũng là những nghệ nhân làm nghề mộc tài hoa nhưng vì quan niệm "làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng" nên quyết chí đi học, đi thi nên đã tạc nên con cá bằng gỗ như một tác phẩm tạo hình, gửi gắm khát vọng được như "cá hóa rồng" và mang theo mình đi dạy học hoặc "lều chõng đi thi".

Nhưng cũng từ người xứ Nghệ vốn có tài nói trạng mà từ hình tượng "cá hóa rồng" lại được "chế tác" ra một hướng khác (mang tính trào lộng để vui cười) là giai thoại "con cá gỗ" nhằm để... xin nước mắm, nặng về tính kiệm ước, tằn tiện là chính. Vừa qua, thật may mắn được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đào Tam Tĩnh, Giám đốc Thư viện Nghệ An cho biết, ông vừa sưu tầm được một cổ vật là con cá gỗ được tạo hình rất tài hoa của ông đồ xứ Nghệ, tác phẩm này được chạm khắc công phu, giữa mình cá còn khắc một chữ Lộc, xung quanh viền hoa lá rất sinh động, vảy và đuôi cá gần giống với bức chạm ở đình Hoành Sơn. Đây có thể xem là một chứng tích để củng cố thêm suy nghĩ của chúng tôi.

Để kết thúc bài viết nhỏ này, chúng tôi xin dẫn thêm một chứng lý nữa, đó là trong bài thơ "Trên hào xem cá" (Hào thượng quan ngư) của cụ Thám hoa Nguyễn Văn Giao (1811- 1863) có những câu: "Mong được theo thần cá/ Vùng vẫy vạn dặm khơi". Chắc chắn các nho sỹ xưa đều có chung khát vọng được như "cá chép hóa rồng" để được vùng vẫy thỏa chí tang bồng. Vậy là hai hình tượng cá... gỗ đều cùng một khát vọng hóa rồng, tuy hai mà một gốc.

Mai Hồ Minh

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文