Lạm phát sử dụng cụm từ "Thương hiệu"

08:00 04/03/2017
"THƯƠNG HIỆU" là từ gốc Hán - Việt vốn được dùng nhiều trong kinh tế, hoạt động thương mại hay quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ, và ngày trước dùng nhiều hơn hiện nay trong trào lưu từ ngữ Hán - Việt có chỗ đứng tốt, nhất là ở miền Nam.


Mạo muội "chiết tự":  "THƯƠNG"  có trường nghĩa thương mại, thương nghiệp, thương nhân, thương hồ... Thương chỉ bán mua (khác THƯƠNG THUYẾT). "HIỆU" có trường nghĩa: danh hiệu, huy hiệu, hàng hiệu... chỉ "DANH".

"THƯƠNG HIỆU" chỉ pháp nhân thương mại hợp pháp về pháp luật và có chỗ đứng trên thị trường, nôm na rằng có chữ tín và làm ăn được. Sản phẩm hay dịch vụ mang thương hiệu nhất định có chất lượng và chất lượng cao, tầm phủ thương mại lớn, xét dưới góc nhìn kinh tế học, thương hiệu ấy có giá trị kinh tế. Tất nhiên những nhà ngôn ngữ học, luật, kinh tế... sẽ có định nghĩa hàm súc và xác đúng hơn, hay hơn.

Các thương hiệu Mỹ đưa Việt Nam vào bản đồ cạnh tranh (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Gần đây, khi kinh tế thị trường hoạt động nhộn nhịp (trở lại), từ "THƯƠNG HIỆU" được sử dụng dày trong văn bản, truyền thông, và ngôn ngữ đời sống với cách hiểu của người phát ngôn, tác giả viết hay người nói có khi khiến người tiếp nhận băn khoăn.

Tại một cửa hàng của Thế giới di động ở miền Tây, tôi được nhân viên bật mí: "Các sản phẩm điện thoại có tính năng kỹ thuật, chất lượng nói chung ngang nhau, nhưng giá rất khác nhau vì được xây dựng trên giá trị thương hiệu, nói cách khác, người ta bán thương hiệu". Tôi cho rằng cách nói này đúng. Phân tích kinh tế học dễ dàng cung cấp thông tin giá trị thương hiệu khác nhau giữa Apple khác hẳn với Nokia với những người anh em cùng sản phẩm di động: Samsung, Philip, Q.mobel... Thế mới có chuyện thị trường mua bán thương hiệu rất rôm rả và có những thương hiệu được bán với tỷ đô la.

Các thương hiệu cũng được xác lập hợp pháp với sự cầu chứng, được luật pháp thừa nhận và bảo hộ, xâm phạm quyền chủ thương hiệu là tội không hề đơn giản.

Gần đây áy náy khi nghe những cơ quan truyền thông lớn trong nước sử dụng từ thương hiệu: Chính quyền TP Hồ Chí Minh tái lập lực lượng săn bắt cướp huyền thoại, phục hồi THƯƠNG HIỆU SBC. Sự lan truyền "thương hiệu" theo cách hiểu trên nhiều dễ gây ngộ nhận tai hại vì tâm lý bắt chước nhân rộng khi xuất xứ từ cơ quan truyền thông cỡ VTV.

"SBC" không phải là một thương hiệu, nó không thể bán mua trong nước hay xuất cảng, không phải hàng hóa kinh doanh và không thuộc về một công ty. "SBC" là đơn vị chống tội phạm hình sự của Công an TP Hồ Chí Minh, hành pháp trong trị an, có nhiều thành tích, được nhân dân tin yêu và chỗ dựa của công lý, một tiếng thơm của Công an TP Hồ Chí Minh và cả nước.

"SBC" là một LỰC LƯỢNG, nội hàm chữ nghĩa diễn giải nó biểu diễn hình học hoàn toàn không giao cắt hay tiệm cận gì với nội hàm "THƯƠNG HIỆU" vốn và chỉ có thể thuộc - như đã nói - thương trường. Ngộ nhận này tai hại ở chỗ người tiếp nhận nghĩ vụng: "SBC" cũng như hàng hóa - dịch vụ, có thể bán mua, hàng hóa dịch vụ này có giá trị và đáng tin?!

Và SBC nên gọi là gì nếu không phải thương hiệu? Theo tôi, đấy là "DANH HIỆU" và chỉ có thể như thế.

Nguyễn Thành Công

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文