Mai này còn ai viết tay?

10:37 01/03/2011

Vào thời buổi mà thư từ, giấy má đều được thảo ra và gửi đi một cách chóng vánh và dễ dàng trên máy tính, không ai phủ nhận sự tiện lợi của chat, email, fax hay SMS. Tuy nhiên đang có nguy cơ mất dần một nét văn hóa: viết bằng tay.

Loài người cần hơn 4000 năm để sáng tạo và hoàn thiện chữ viết, vậy mà chỉ hơn hai thập niên cuối của thế kỷ XX đã "đóng góp" đáng kể vào việc xóa bỏ thói quen viết tay. Ngày hôm nay, ngay cả chữ viết của con người cũng bị "toàn cầu hóa" đến từng cái dấu phẩy. Chẳng hạn như thế giới dùng font TimeNewRoman, Việt Nam chúng ta từ VNTime cỡ 14 nay cũng dần chuyển sang TimeNewRoman cỡ 14 cho "hội nhập" về mặt giấy tờ. Có nơi chỉ là quy ước chung, có nơi quy định cụ thể bằng văn bản, chứng tỏ đây là một trong những "chuẩn" của cuộc sống hiện đại. Không thể phủ nhận rằng, khả năng viết tay và thể hiện chữ viết của con người ngày một kém dần, trên cả hai phương diện: cách viết và công cụ để viết. Trong khi máy tính, điện thoại di động và fax nhanh hơn bất cứ bàn tay nào, nét chữ viết tay không còn là phương tiện chính thức để soạn thảo văn bản nữa. Nhưng nó hàm chứa những thông tin mà máy móc không bao giờ thay thế được. Đại văn hào Goethe từng nhận xét: "Chữ viết thể hiện tư cách và tâm tính của người viết". Người Việt Nam thì nói giản dị hơn: "Nét chữ nét người".

Chẳng vậy mà có môn bói chữ, chỉ nhìn vào dòng chữ ký có thể đoán ra khá chính xác chủ nhân của nó là người rụt rè, nhút nhát hay mạnh mẽ, quyết đoán… Người Trung Hoa còn nâng viết chữ lên thành nghệ thuật thư pháp với nhiều lối viết thành trường phái hẳn hoi. Trong một số cuộc thi lớn, như cuộc thi "Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của chúng ta diễn ra thời gian gần đây, những bài thi viết tay hàng vài trăm trang luôn được nhắc đến với sự trân trọng, dẫu không được giải nhất nhì thì cũng được trao giải về sự công phu chuẩn bị. Hay là ở những cuộc tuyển dụng quan trọng, bao giờ ứng viên cũng được yêu cầu nộp đơn xin việc viết tay. Thậm chí ngành công an còn có cả khoa học hình sự về giám định chữ viết để kết tội ai đó. Có thể thấy chữ viết chính là con người, là một dạng "dấu vân tay" về văn hóa. Tuy nhiên "con người trong chữ viết" đang có nguy cơ bị mai một bởi những bộ font mà chiếc máy tính nào cũng có.

Cho đến thời điểm người châu Á dùng bút lông làm từ lông mèo hay bờm ngựa để viết mực Tàu, còn châu Âu dùng lông ngỗng chấm vào lọ mực để viết thì bộ chữ viết của nhân loại đã tương đối hoàn chỉnh. Mãi đến năm 1888, giáo viên người Mỹ George Parker sáng lập ra hãng bút máy Parker (loại bút không phải chấm mực liên tục) nổi tiếng đến tận ngày nay. Thời điểm đó đánh dấu cuộc "toàn cầu hóa" lần thứ nhất về công cụ để viết - cây bút máy. Những năm đầu thế kỷ XX, cây bút máy bắt đầu chiếm lĩnh trên bàn viết. Ngày nay, hãng Parker chỉ sản xuất hạn chế những chiếc bút làm quà tặng có đính đá quý hoặc mạ vàng giá tới 20.000 USD, còn doanh số bán các loại bút thông thường đang điêu đứng vì số người dùng ngày một ít đi, tên tuổi bút Parker cũng không còn rực rỡ như trước.

Cuộc "toàn cầu hóa" lần thứ hai về cây bút là năm 1953, người Mỹ phát minh ra bút bi. Nó trở thành loại công cụ để viết đầu tiên được con người mang vào vũ trụ. Có câu chuyện vui kể rằng, trong giai đoạn chiến tranh lạnh, người Mỹ phải đau đầu và tốn kém hàng trăm nghìn đôla nghiên cứu chế tạo loại bút bi cho các phi hành gia có thể viết nhật ký trong tình trạng không trọng lực mà mực không bị bay lung tung ra ngoài. Người Nga giải quyết chuyện này đơn giản hơn: Trong vũ trụ, họ viết nhật ký bằng bút chì. Từ khi ra đời, bút bi làm cuộc lấn át bút mực một cách rầm rộ và khá hiệu quả vì tính tiện dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên bút bi vẫn không thể vượt bút máy về độ sang trọng khi người ta dùng để ký kết các văn bản quan trọng. Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Office ra đời năm 1991 được người ta đánh giá là cuộc "toàn cầu hóa" lần thứ ba về công cụ viết. Và lần này tình hình xem ra bi quan với những người hoài cổ về văn hoá viết tay.

Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám, phong trào "Diệt giặc dốt" do Bác Hồ khởi xướng đưa cả dân tộc vào một cuộc học tập sôi nổi. Trong phong trào bình dân học vụ, cây bút ngòi lá tre do người Pháp mang đến Việt Nam trở nên thân quen với mọi người. Viết loại bút này phải chấm mực trong lọ vì ngòi bút chỉ chứa được vài giọt mực. Bút máy cũng xuất hiện nhưng chỉ rất ít người có, đa số là bút của Pháp và của Trung Quốc sản xuất. Mãi đến thập niên 60, bút máy Trường Sơn do nước ta sản xuất mới ra đời và được yêu quý đến mức đi vào thơ vè mà học sinh nào cũng thuộc: "Mực Cửu Long in dòng tâm sự/ Bút Trường Sơn tôi viết trang thơ".

Về sau có thêm bút máy Hồng Hà của Việt Nam, bút Kim Tinh của Trung Quốc cũng khá nổi tiếng. Cho đến hôm nay, những chiếc bút máy phải ngậm ngùi nhường chỗ cho bút bi với đủ chủng loại, kiểu dáng, màu sắc. Nhiều khi người ta cũng chẳng quan tâm xem mình đang dùng bút bi của hãng nào, nội hay ngoại. Nhất là khi viết bằng bút máy thì bao nhiêu tâm tính của người viết đều dàn ra mặt giấy, khác hẳn với người anh em họ hàng tên là bút bi: thuận tiện đấy, sạch sẽ đấy nhưng vẫn trơ trọi vẻ lạnh lẽo của kỹ thuật. Có vẻ như bút bi đang thống trị 100% trên các bàn viết từ trong trường học đến bàn làm việc và trên ngực áo… Nhưng rồi đây, bút bi sẽ phải lùi chỗ vì laptop, rồi netbook, máy tính bảng, điện thoại smartphone, công nghệ 3G… giá cứ hạ dần trong khi tốc độ làm việc của máy tính cứ tăng gấp đôi sau mỗi sáu tháng, khả năng soạn thảo ngày một hoàn hảo hơn.

Những nét chữ của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm cũng khiến chúng ta thêm xúc động về một phẩm chất tốt đẹp của họ, thêm một lần cảm nhận về con người thông qua chữ viết. Thế nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận, đã qua rồi cái thời "nắn nót dòng chữ trên trang giấy thơm", đang trôi qua cái thời vở sạch chữ đẹp. Người viết bài này dẫu đang hoài cổ về văn hóa viết tay, nhưng rốt cuộc vẫn phải cậm cạch thể hiện suy nghĩ của mình trên những bàn phím lạnh ngắt. Vì không gửi bằng file qua email thì chẳng tòa soạn nào chịu đăng, và vì các biên tập viên ngày nay đâu thích thú gì mấy bài viết tay nữa

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文