Nỗi khắc khoải cố hương

08:00 30/12/2011
Cảm xúc khi đọc cuốn "Tiếng vĩ cầm" của nhà văn Lê Hoài Nam, NXB Hội Nhà văn, 2011.

Nếu chỉ kể những tác phẩm chính, gồm các tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và kịch bản phim truyện thì tác phẩm "Tiếng vĩ cầm" là đứa con tinh thần thứ 13 của Lê Hoài Nam. Đây là một tác phẩm dày dặn, với 436 trang in, gồm hơn năm chục bài tản văn, nhàn đàm, tiểu luận và bút ký chân dung. Ở phần tạp bút, Lê Hoài Nam luận bàn về nhiều lĩnh vực: xã hội học (Tư bản hoang dại), triết học (Triết học nhàn đàm), mĩ học (Mĩ nhân nhàn đàm), âm nhạc, hội họa (Âm nhạc và thời cuộc, Âm nhạc và hội họa trong thánh đường)…

Cách viết của Lê Hoài Nam khá cuốn hút. Phần bút ký chân dung chiếm nhiều số trang hơn. Đó là chân dung các danh nhân văn hóa, những nhà văn, nhà thơ mà anh quen biết hoặc tâm đắc. Viết ra những tác phẩm dạng này tưởng dễ mà khó, vì nó yêu cầu độ chính xác cao, phần luận bàn, cảm nghĩ hư cấu thế nào cũng không được thoát ra sự việc, nhân vật có thực.

Tôi biết Lê Hoài Nam vốn tính cẩn trọng, có lần viết về một địa danh ở Nam Định, đã ngồi vào bàn rồi chỉ còn thiếu một chi tiết nhỏ anh phải "cuốc" xe máy 60-70km xuống tận mép biển Cổn Lu xem xét thu thập lại tư liệu rồi mới về ngồi viết tiếp. Còn hoài nghi một chữ anh cũng phải tìm các loại tài liệu, từ điển tra đi tra lại. Với những nhân vật đã quá cố (như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Trần Bích San, Á nam Trần Tuấn Khải…) anh càng cẩn trọng. Những nhân vật đương thời, nếu có thời gian cùng sống với họ (như các nhà văn Chu Văn, Đoàn Văn Cừ, Tào Mạt, Trần Đăng Khoa…) thì Lê Hoài Nam viết khá dễ dàng, sự kiện, văn phong cứ theo ngọn bút mà trôi ra. Nhưng những nhân vật không có dịp ở cùng một địa bàn (như Nguyễn Khải, Xuân Trình, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ…), thường anh phải qua lại với họ, gặp gỡ, trao đổi nhiều lần, khi nào thật hiểu về họ anh mới quyết định cầm bút.

Nói cách khác, những nhân vật mà Lê Hoài Nam chọn để viết chân dung hầu hết là thân thiết hoặc quen thuộc với anh. Anh không viết về người khác theo kiểu "nghe đồn", "nghe người ta nói"… Chính vì thế mà các chân dung được anh mô tả chân thực, sống động. Các chi tiết ngoài đời của họ dù chẳng đáng kể gì nhưng khi vào trang văn của Lê Hoài Nam nó trở nên lấp lánh, cuốn hút người đọc.

Chân dung các nhân vật trong "Tiếng vĩ cầm" có khi viết kĩ càng, tỉ mỉ, có khi chỉ là những nét phác họa, nhưng các nhân vật hiện ra đều có thần thái, "người nào ra người ấy".

Trong "Tiếng vĩ cầm", Lê Hoài Nam viết về văn học nước ngoài không nhiều, nhưng những điều anh viết đều ít nhiều mang tính phát hiện, như "Một bức thư của A. Tsêkhốp, nhận diện người trí thức", "Có một nền văn học lớn trong một đất nước nhỏ", "Nhân vật quyên sinh trong một số tác phẩm văn chương và điện ảnh Nhật Bản"…

Lê Hoài Nam từng là một người lính. Quãng đời trong quân ngũ không ít gian lao và cũng đầy hy vọng đã để lại trong anh biết bao kỷ niệm. Đọc tác phẩm của anh, dù ở thể loại nào ta cũng thường bắt gặp hình ảnh về người lính. Cái địa chỉ "Bộ Tư lệnh hải quân" đóng ở Hải Phòng cách đây ba mươi năm, nơi có "Căn phòng có "ma" mà anh và nhà thơ Trần Đăng Khoa từng sống đã trở thành địa chỉ văn chương đầu đời đầy ấn tượng của anh. Sau này, những dòng văn hễ "chạm" đến người lính như Trần Dần, Nguyễn Khải, Tào Mạt, Phạm Tiến Duật, Vũ Đình Văn… ngòi bút của anh đều có những rung cảm sâu sắc.

Cuộc sống của Lê Hoài Nam khá thăng trầm. Có những giờ khắc anh từng nao lòng phân tâm trước những hành xử thô bạo, thiếu công tâm. Nhưng rồi anh quyết định "cho qua" và đứng lên. Đứng lên một cách thẳng thắn và mạnh mẽ. Sống ở Thủ đô nhưng ngòi bút Lê Hoài Nam vẫn khắc khoải hướng về cố hương. Những trang viết của anh như dòng sông thao thiết chảy từ nguồn cội. Cái tầm văn hóa, tầm nhà văn của anh là như thế. Anh không quên đền đáp một ai đã từng dù chỉ một chút che chở, yêu thương, giúp đỡ mình ở chốn quê: từ Chu Văn, Đoàn Văn Cừ đến Tào Mạt, Phạm Trọng Thanh…

Từ ngày xa Nam Định, xem ra sức viết, sức làm việc của anh càng sung mãn! Để rồi hôm nay anh lại kéo chúng tôi lên ngồi bên Hồ Tiên Sa thơ mộng, thưởng thức "Tiếng vĩ cầm" muôn điệu của anh. Và lắng nghe ngay từ trang đầu cuốn sách lời thổ lộ của người thầy giáo dạy anh buổi đầu đời: "Thầy rất hân hạnh được là người dạy em những năm phổ thông. Thời gian càng lùi xa, thầy càng thấy những năm tháng dạy học ở quê em là ý nghĩa nhất trong cuộc đời dạy học của thầy". Cái ý nghĩa nhất của thầy giáo Trương Văn Khiên, trong cơn hấp hối, thầy gửi vào những lời nói ấy, như là hương của loài hoa dành từ đồng quê hoang dại, bởi thầy cảm nhận được cả khối lòng thành từ cái "lớp học vàng" mình từng dạy năm xưa. Và trong lớp người ấy có Lê Hoài Nam. Âu cũng là cái tình sâu nặng của Lê Hoài Nam với con người và mảnh đất quê hương anh vậy!

Phạm Ngọc Khảnh

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文