Phật tại tâm

07:05 02/05/2019
Có nhiều căn cứ khẳng định Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào nước ta từ đầu Công nguyên. Bắt rễ vào mảnh đất văn hoá Việt, dung hoà với tính cách dân tộc và một số tôn giáo ngoại lai cũng như bản địa khác, Phật giáo ở Việt Nam mang tư tưởng nhập thế rất rõ nét: "Đạo pháp bất ly thế gian pháp".


Trong tín ngưỡng người Việt có hệ thống các đấng tối cao là Trời, Ngọc Hoàng, Thượng đế, Ông Xanh, Tiên, Bụt… thì ông Bụt bình dân và gần gũi với con người hơn cả, nhất là với những con người nghèo khổ, bất hạnh.

Phật giáo thẩm thấu rất sâu vào mỗi gia đình Việt để rồi trở thành thành viên, thành một con người vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa gần gũi thân quen vừa thành kính thiêng liêng, nên mới có câu tục ngữ "Phật trong nhà không thờ lại đi thờ Thích Ca ngoài đường". "Phật trong nhà" ở đây là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị đáng kính, đáng học, đáng chiêm ngưỡng tôn thờ. Còn "Thích Ca ngoài đường" là những gì có thể chỉ là danh chứ không thực tế.

Người Việt có khái niệm "chân tu" theo cách của mình: "Tu đâu không bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu". Họ coi nhà mình là chùa, cha mẹ mình là Phật, do vậy "chân tu" đích thực là thờ cha kính mẹ. Thế nên "Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".

Dân gian có câu "Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt" có nghĩa là đất của vua, chùa của làng, phong cảnh của Bụt. Phong cảnh của Bụt tức là cảnh đẹp theo phong cách nhà Phật an lạc, hài hoà, yên bình, êm đềm. Như vậy tư tưởng Phật giáo còn ảnh hưởng, chi phối đến cả quan niệm thẩm mỹ của người Việt.

Giáo dục đạo đức theo triết lý Phật giáo thì phải nói đến thế giới truyện Nôm bình dân. Có truyện nhà Phật đóng vai trò cứu giúp người gặp nạn như ở truyện "Bạch Viên tân truyện". Bạch Viên vốn là Tiên nữ bị đày xuống trần gian mà hoá thành con vượn trắng. Một hôm nó đến nghe kinh ở chùa Phi Lai, được thầy Huyền Trang cho vào tu ở chùa và cho đôi xuyến vàng.

Còn nặng tình duyên nên Bạch Viên bỏ chùa về chốn Thạch Tuyền nơi ở cũ và biến thành thiếu nữ xinh đẹp mà quyến luyến rồi kết hôn với chàng thư sinh Tôn Các. Đạo sĩ Nhàn Vân tình cờ gặp và nghi Bạch Viên là yêu tinh nên hoá phép trừ diệt. Bạch Viên nhờ đến xuyến vàng của sư Huyền Trang mới thoát nạn.

Về sau nhờ chăm chỉ niệm Kinh Phật mà gia đình Bạch Viên hạnh phúc, vinh hiển. Truyện "Thoại Khanh - Châu Tuấn" là bài ca ca ngợi đức hiếu thảo của nàng dâu Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ. Nàng từng cắt thịt cánh tay mình nướng cho mẹ chồng ăn thoát qua cơn đói, từng tự khoét mắt mình dâng thần để mẹ khỏi bị bắt đi.

Phật Thích Ca thương tình cho nàng cây đàn thần, nàng dùng tiếng đàn kiếm cơm nuôi mẹ, lấy tiếng đàn ai oán não nề nhắn gửi tới chồng Châu Tuấn… Như vậy Phật đã trở thành ân nhân của vợ chồng họ. Truyện thơ "Mục Liên Thanh Đề" minh hoạ bằng cách thơ Nôm hoá cho câu chuyện "Mục Kiều Liên cứu mẹ" trong Kinh Phật. Truyện rằng La Bốc mê đạo Phật nhưng người mẹ là Thanh Đề ngược lại. Bà ta lấy thịt chó làm nhân bánh rồi mời các sư. Các sư biết bèn mang bánh đổ ở gốc cây, về sau bánh hoá thành hành, hẹ, húng dổi (nên cúng Phật không bao giờ được có những thứ này).

Con chó bị Thanh Đề giết xuống âm phủ kiện. Diêm Vương cho bắt Thanh Đề chịu trọng tội. La Bốc sang Tây phương cầu Phật. Phật đổi tên La Bốc thành Mục Liên và cho quy y rồi ban sắc Phật cho xuống âm phủ tìm mẹ. Nhờ Mục Liên mà mẹ được tha: "Ngày sau khi đến Phật tiền/ Mẹ con khi ấy đoàn viên một nhà". Truyện minh hoạ sinh động giáo lý nhà Phật, miêu tả sinh động chốn âm phủ nơi con người chịu tội. Đó cũng là cách giáo dục con người ta khi sống phải thật thà, chân thành, không sát sinh…

Trong tín ngưỡng người Việt thì Phật không ở đâu xa mà ở ngay trong tim mình (Phật tại tâm). Vua Trần Thái Tông (đời Trần) nói: "Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm. Tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật". Thế nên đến với Phật là đến với cái tâm thật sự chân thành, trong sáng chứ không thể đến bằng lễ lạt, càng không thể bằng tiền bạc.
Nguyễn Thanh Tú

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文