Ra giêng ngày rộng tháng dài...

08:00 17/03/2015
Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào...

Tháng Giêng là tháng ăn chơi.

Câu ca dao ấy, nhiều người thuộc nằm lòng, thuộc tới mức người ta mặc định luôn rằng Tháng Giêng là dịp chẳng nên làm ăn gì, chỉ chơi và chơi và chơi, cho thoả, cho xả láng, để đắp bù lại cả một năm vất vả.

Thế nên, cũng vì cái biện hộ kỳ lạ ấy mà vẫn còn có công sở hầu như chẳng làm việc gì ngoài "gặp mặt tân niên" ở những ngày đầu tiên trở lại đi làm sau Tết âm lịch. Và lỡ có ai cật vấn, họ tặc lưỡi mà rằng "ừ thì ra Giêng ngày rộng tháng dài, có chi phải vội vàng".

Mấy ai hiểu thực sự tại sao các cụ xưa lại nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" dù cho họ thực hiện cái tinh thần ăn chơi ấy triệt để tới mức nào.

Xã hội nông nghiệp Bắc bộ cổ truyền vốn dĩ chỉ có hai vụ mùa và tháng Giêng là tháng nông nhàn. Hơn nữa, mới xong Tết âm lịch, chuẩn bị tới rằm Tháng Giêng, rằm mà Tết quanh năm cũng không sánh bằng, lại nhiều lễ hội nơi này nơi kia, thành ra tháng Giêng trở thành thời điểm để ăn chơi, để du xuân trảy hội cho nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau trong cái tiết Xuân thuận hòa.

Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Bây giờ, làm nghề nông không chỉ có 2 vụ mỗi năm nữa rồi và làm nghề nông cũng chưa chắc gì đủ ăn. Thế nên ở nông thôn, những người làm nông nghiệp đơn thuần cũng chẳng có tâm trí đâu để mà ăn chơi cả tháng Giêng nữa. Hết Tết là lại bán mặt cho đất bán lưng cho giời. Họa hoằn lắm có nghỉ thì cũng chỉ một ngày, nhằm ngày huý, kỵ của cả làng, cả xã.

Ấy vậy mà người thành phố thì lại khác. Một bộ phận người thành phố ăn chơi rông dài, bất chấp công việc của họ không thuộc dạng vụ mùa.

Đâm ra, có nhiều ý kiến "cách tân" cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết âm lịch nữa, mà chỉ ăn Tết dương lịch, giống như Nhật Bản kể từ thời Minh Trị vậy. Không ăn tết âm lịch, ngừng lại việc nghỉ Tết dương lịch kéo dài, theo họ, sẽ khiến GDP tăng thêm được một phần đáng kể vì người Việt không bị tốn mất cả một tháng trời chả làm việc gì cả.

Song, đó cũng chỉ là những ý kiến cực tả đến mức thái quá. Không có Tết âm lịch, tiêu thụ thị trường không thể tăng đột biến ở hai tháng cuối năm, và bởi thế, GDP cũng chưa chắc đã tăng, thậm chí có khi còn giảm. Và để chuẩn bị cho cái Tết âm lịch, nhiều ngành nghề sản xuất trước Tết cũng đạt hiệu suất cao hơn hẳn các thời điểm khác trong năm. Bỏ Tết đi, GDP từ các mảng ngành nghề ấy liệu có tăng như những người "chống Tết" đang nghĩ?

Thực chất, vấn đề của Việt Nam không phải là chúng ta có quá nhiều kỳ nghỉ kéo dài trong năm, gây tổn hại đến sản xuất kinh doanh mà nó nằm ở tâm lý, ý thức của người Việt. Người Việt nghỉ không nhiều hơn dân cư các quốc gia tân tiến khác, nếu không nói là thậm chí chúng ta còn nghỉ ít hơn. Nhưng người Việt KHÔNG - LAO-ĐỘNG - HẾT-MÌNH ở những ngày không được nghỉ trong năm. Đỉnh điểm của cái sự lười đó chỉ bộc lộ vào tháng Giêng mà thôi, khi nhiều người có cái cớ "Tháng Giêng là tháng ăn chơi", cái cớ "ra Giêng ngày rộng tháng dài", cái cớ "ai cũng tránh làm người khác giông cả năm nên không trách móc, cảnh cáo, kỷ luật… nếu người đó lỡ có lười hơn thường lệ vào tháng Giêng ấy". Và chính sự lười đó mới là một trong những tác nhân khiến cho nước Việt còn nghèo chứ không phải Tết nhất ăn chơi nghỉ ngơi nhiều quá đâm ra nước nghèo.

Ngày xưa, thời phong kiến, xã hội thuần nông chỉ có 2 vụ một năm, người Việt ăn chơi cả tháng Giêng nhưng cũng có thời kỳ cực thịnh dân giàu nước mạnh như thời "Thái tổ, Thái tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn". Cơ bản, thời ấy dân mình còn chăm chỉ, đúng như đánh giá của nhiều người phương Tây về dân Việt là "cần cù, chịu khó". Còn hôm nay, kiếm một công chức thành thị cổ cồn "cần cù, chịu khó" đúng nghĩa có khi còn khó hơn kiếm tìm được một nông dân bỏ hết mùa màng để ăn chơi cho hết ngày rộng tháng dài buổi ra Giêng. 

Hà Đan Anh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文