Sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND":

Rộn ràng nhiều tín hiệu vui

07:52 15/02/2019
Theo thông tin từ Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ Công an), những hoạt động văn hóa - nghệ thuật trước thềm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND trong năm tới khá đa dạng và được cân nhắc kỹ lưỡng...


Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 - 19/8/2020) và 15 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2020), cuối tháng 1 vừa qua, một số hoạt động văn hóa - nghệ thuật chào mừng “ngày lễ trọng” này đã được Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ Công an) chính thức công bố. Trong đó, trọng tâm là công tác chuẩn bị mọi mặt cho Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV đang được giới nghệ sĩ sân khấu đặc biệt quan tâm.

Theo thông tin từ Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ Công an), những hoạt động văn hóa - nghệ thuật trước thềm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND trong năm tới khá đa dạng và được cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo đó, các kế hoạch về: Tổ chức trại sáng tác kịch bản Sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống"; tổ chức Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV; tổ chức xét chọn ca khúc tiêu biểu về đề tài CAND là những hoạt động chủ đạo, được khởi động ngay từ quý II-2019.

Bộ Công an tổ chức họp báo về các hoạt động văn hóa - nghệ thuật hướng tới chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật này đều sẽ diễn ra trên quy mô toàn quốc, đồng thời Bộ Công an với truyền thống luôn dành những “tấm thịnh tình” sâu sắc đối với các văn nghệ sĩ, mong sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà biên kịch, nhạc sĩ và các đoàn nghệ thuật ở các loại hình sân khấu trên mọi miền đất nước.

Theo kế hoạch đã công bố, Trại Sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" dự kiến tổ chức trong quý II-2019 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong thời gian 20 ngày gồm: 9 ngày thâm nhập thực tế sáng tác dự kiến tại Công an các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam và Gia Lai; 7 ngày hoàn thiện kịch bản tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng); 4 ngày từ Lâm Đồng về Hà Nội với hành trình dự kiến qua công an các tỉnh Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng và Hà Tĩnh.

Để tham gia trại sáng tác này, các nhà văn - nhà biên kịch trong và ngoài lực lượng Công an phải đăng ký tham gia kèm theo 1 đề cương kịch bản chi tiết thuộc các thể loại kịch nói (chính kịch, hài kịch), ca kịch (chèo, tuồng, cải lương) có nội dung chủ đề phù hợp với tôn chỉ mục đích của trại sáng tác "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" như đề cập đến truyền thống xây dựng, trưởng thành của lực lượng CAND, đề cao phẩm chất, phong cách của người chiến sĩ CAND "vì nước quên thân, vì dân phục vụ", quá trình đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống trong CAND...

Đây là lần thứ 2 trại sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" (lần đầu tổ chức năm 2016, có được 21 kịch bản, trong đó có kịch bản “Gặp lại người đã chết” đã được Đoàn Kịch nói CAND dàn dựng và đưa đi biểu diễn nhiều nơi), nên công tác chuẩn bị cũng như việc chọn lọc đề cương tác phẩm của các tác giả tham gia dự trại đã trở nên chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, NSƯT Lê Chức - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam - vốn là người chuyên nghiệp trong việc lo những công việc “bếp núc” của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã rất sáng suốt khi chỉ ra rằng: “Để có sự thành công cần phải đặt ra cho trại sáng tác lần này những nhiệm vụ cụ thể và cần quan tâm nhiều nhất có thể đến tác giả trẻ.

Bởi lẽ, theo quan sát của tôi, nhiều khi chất lượng của các trại sáng tác không đúng như chúng ta mong ước đâu. Phải làm sao khơi dậy được mong ước được sáng tạo của nhà văn - nghệ sĩ thì mới có tác phẩm lớn, tác phẩm hay được. Tôi thực sự cảm thấy vinh dự khi là đại diện của Hội nghề nghiệp đồng hành cùng với lực lượng Công an. Sự bài bản, chuyên nghiệp trong lần tổ chức này khiến tôi đầy hy vọng vào sự thành công, tạo nên những kết quả tốt nhất!”.

Dự kiến lễ tổng kết Trại sáng tác và công bố kết quả sẽ diễn ra vào tháng 5-2019 với cơ cấu giải thưởng như sau: 2 giải A: mỗi giải trị giá 30 triệu đồng; 3 giải B: mỗi giải trị giá 20 triệu đồng; 5 giải C: mỗi giải trị giá 15 triệu đồng; 8 giải Khuyến khích: mỗi giải trị giá 8 triệu đồng.

Ngay sau khi Trại Sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" kết thúc, Liên hoan nghệ thuật sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV sẽ được Bộ Công an cùng với Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt gấp rút chuẩn bị tổ chức. Dự kiến, hoạt động này sẽ được Ban tổ chức thông báo sớm đến các đơn vị hoạt động sân khấu chuyên nghiệp công lập, ngoài công lập ở khắp 3 miền với đủ các loại hình nghệ thuật để mời tham gia Liên hoan.

Mỗi đoàn nghệ thuật, nhà hát tham dự Liên hoan với không quá 2 vở diễn có nội dung tôn vinh hình tượng người chiến sĩ CAND trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống đời thường. Đặc biệt, các nhà hát, các đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV sẽ được Bộ Công an hỗ trợ kinh phí với mức 100 triệu đồng/vở mới dàn dựng; 50 triệu đồng/vở cũ dựng lại. Cơ cấu giải thưởng của Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV dành cho các vở diễn hết sức hấp dẫn: 60 triệu đồng/vở diễn giải Vàng; 40 triệu đồng/vở diễn giải Bạc; 30 triệu đồng/vở diễn giải Đồng và 15 triệu đồng vở diễn giải Khuyến khích.

Vở kịch “Gặp lại người đã chết” do Đoàn Kịch nói CAND dàn dựng và đi biểu diễn nhiều nơi có kịch bản được ra đời từ trại sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ 1.

Đại tá, NSƯT Công Bảy - Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị - nguyên là Trưởng đoàn Kịch nói CAND đã thay mặt Ban tổ chức chia sẻ: “Đề tài dành cho các nhà văn, nhà biên kịch tham dự Trại Sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" cũng như Liên hoan nghệ thuật sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" có thể nói là hết sức đa dạng, phong phú, hấp dẫn như về tình báo, về mặt trận chiến đấu với tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao, tội phạm ma túy...

Những tấm gương về sự quả cảm, hy sinh của người chiến sĩ CAND từ mặt trận đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước cho đến anh Cảnh sát khu vực giữ bình yên cho từng ngõ phố, thôn xóm đều có rất nhiều câu chuyện cảm động, nhân văn đẹp đẽ. Vì thế, chúng tôi mong chờ các nhà văn, nhà biên kịch và các đoàn nghệ thuật sẽ có những sáng tạo đi sâu vào đời sống tinh thần của những người chiến sĩ Công an để tái hiện những vẻ đẹp ấy bằng các kịch bản, các vở diễn sân khấu.

Một Liên hoan sân khấu có được sự thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc lựa chọn đề tài, lựa chọn xây dựng hình tượng nào... là điều hết sức quan trọng, trong đó các kịch bản từ Trại Sáng tác "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" là một kênh tham khảo tốt, nhưng nhiều nhà hát vẫn có những nguồn kịch bản riêng.

Tuy họ không tham gia trại sáng tác nhưng cũng vẫn có những kịch bản rất hay”. Còn NSND Trần Nhượng lại rất lạc quan khi cho rằng: “Nếu Liên hoan sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" được duy trì thường xuyên sẽ là điều rất đáng mừng cho sân khấu Việt Nam. Tuy nhiên, để một Liên hoan có chất lượng, có chiều sâu, có tiếng vang sẽ cần nhiều sự nỗ lực của Ban tổ chức cũng như các đơn vị nghệ thuật.

Theo tôi, cần có sự đầu tư chiều sâu từ ban đầu, từ khâu kịch bản thì mới có được tác phẩm đặc sắc! Đặc biệt là, sau Liên hoan, các vở diễn này có được sức sống trong lòng công chúng như thế nào cũng là điều đáng bàn. Lần Liên hoan này, Câu lạc bộ sân khấu thử nghiệm của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Chi hội Sân khấu CAND do tôi phụ trách sẽ đăng ký tham gia 2 vở diễn!”.

Có thể nói, trong tình hình sân khấu vẫn đang gặp nhiều khó khăn về khán giả cũng như nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với các loại hình sân khấu kịch hát truyền thống như chèo, tuồng, cải lương, dân ca như hiện nay, Liên hoan nghệ thuật sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ IV sẽ trở thành một “điểm sáng” đáng kỳ vọng trong nửa cuối năm 2019 và nửa đầu năm 2020.

Ban tổ chức hy vọng với những nỗ lực cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Cục Nghệ thuật biển diễn và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Liên hoan nghệ thuật sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" sẽ là nơi quy tụ nhiều “gương mặt anh tài” của sân khấu cả 3 miền Bắc - Trung - Nam với những đặc trưng, đặc sắc riêng có.

Nguyệt Hà

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文