Sự thật của nhà thơ

19:43 31/10/2019
Có không ít nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xảy ra trong đời sống con người. Phải chăng một người quét rác, một người nhặt ve chai, một em bé bán vé số, một người chạy xe ôm, một công nhân làm việc trong nhà máy, một cô gái bán hoa, một vụ tai nạn xe… chỉ là những thông tin vụn vặt cho mấy tờ báo thường được gọi là báo lá cải?


Phải chăng Thượng đế, vũ trụ, trăng sao, biển cả, tôn giáo… mới là đối tượng của thi ca? Chỉ nhìn thơ ca như vậy là một sai lầm và đấy cũng là một trong những cách một người mang tên nhà thơ sẽ giết chết thơ.

Nhà thơ Walt Whitman (Mỹ) được coi là cha đẻ của thơ ca Mỹ nói “Thơ ở dưới chân bạn, chỉ cần cúi xuống nhặt lên”. Tôi hiểu câu nói đó là thơ ca ẩn giấu trong tất cả những gì chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy và chạm được vào. Tất cả phụ thuộc vào con mắt của nhà thơ, phụ thuộc vào lương tâm của nhà thơ để mở tầng cuối cùng của hiện thực và mang thơ ca tới cho người đọc.

Chợt một ngày tôi nhận ra tôi
Từng lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa
Tôi nghe được tiếng hát của mưa
Tiếng cười của nắng
Tiếng nói của cỏ cây
Tiếng rên của mây
Tiếng buồn của đất…
Tiếng núi đồi hoa cỏ yêu nhau!

Tôi nghĩ thế giới này có thể sẽ mất đi
Nhưng còn lại vần thơ nhân cách.

(Ngôn ngữ lên ngôi)

Những câu thơ trên là những câu thơ tôi muốn đọc lại nhiều lần. Đấy thực sự là một định nghĩa thơ của nhà thơ Phùng Hiệu. Nếu câu thơ “Chợt một ngày tôi nhận ra tôi/ Từng lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa” gợi mở ra vô tận như một bông hoa đang nở thì câu thơ “Tôi nghĩ thế giới này có thể sẽ mất đi/ Nhưng còn lại vần thơ nhân cách” lại tinh kết lại nột hạt cây bền vững.

Nói điều này là tôi muốn nói đến một đặc điểm như là một phong cách của thơ Phùng Hiệu. Nhà thơ Phùng Hiệu còn là một nhà báo, đó cũng là một lý do khiến anh quan sát đời sống này một cách chi tiết và trung thực.

Những hình ảnh, con người, sự việc trong thơ Phùng Hiệu trên bề mặt chỉ mang đến cho chúng ta những thông tin xã hội. Nhưng khi những hình ảnh ấy, những con người ấy và những sự việc ấy đã được Phùng Hiệu thi ca hóa. Khổ thơ dưới đây là một ví dụ xuất sắc về thơ Phùng Hiệu:

Đến một ngày em nhận ra em
Thì giấc mơ đã tan về chốn cũ
Chiếc iphone thưa thớt khách làng…
Một đêm vắng trên màn hình ế ẩm
Gọi em về - sa thải một cơn mơ.

(Sa thải cơn mơ)

Từ câu thơ thứ nhất đến câu thơ thứ tư của khổ thơ trên nghiêng về thông tin xã hội. Nhưng câu thơ cuối của khổ thơ “Gọi em về - sa thải một cơn mơ” là sự bùng nổ của nghệ thuật. “Sa thải một giấc mơ” chứa tầng tầng ý nghĩa, đau đớn, nhân văn và ám ảnh lạ lùng.

Tập thơ "Biên bản thặng dư" này, có hai thách thức quá lớn không chỉ đối với nhà thơ Phùng Hiệu mà đối với hầu hết các nhà thơ. Thách thức thứ nhất là lòng quả cảm của nhà thơ khi cất tiếng về những bất hạnh, bất công, về sự thật trong thế giới người này. Thách thức thứ hai là thách thức của nghệ thuật thơ ca như tôi đã nói ở trên. Nhà thơ dám chọn lựa những hiện thực mà theo cách nhìn của nhiều người là ít thơ nhất. Khi viết về những vấn đề của xã hội, nhà thơ hoặc thi ca hóa những vấn đề thời sự ấy hoặc rơi vào tường thuật như một phóng viên xã hội tồi.

Nhà thơ Phùng Hiệu đã đi qua cả hai thách thức đó. Anh đã đối mặt với những bất hạnh và bất công mà không hề sợ hãi và anh đã thi ca hóa được những thô nháp, trần trụi của đời sống. Khi đọc hai câu thơ: “Khi sự thật không thể nào giết chết/ Ngài phải giết người nói lên sự thật - vì sao?” tôi đã rùng mình. Đó là lời thách đấu đối với những thách thức, những đe dọa khi một nhà thơ bước vào trận chiến đấu bằng ngôn từ cho lẽ phải. Và đó thực sự là sứ mệnh của nhà thơ. Phùng Hiệu đã không ngủ quên trêm tấm thảm nhung dệt lên bởi những mỹ từ mà đang bước trên con đường sỏi đá và gai góc. Toàn bộ những gì anh viết trong tập thơ này đã minh chứng điều ấy.

Mọi sự thật diễn ra trên thế gian này là sự thật dành cho thơ ca, nuôi dưỡng thi ca và xác lập tư cách nhà thơ. Nhưng sự thật lớn hơn thế là sự thật trong trái tim nhà thơ trước đồng loại. Và nhà thơ Phùng Hiệu đã mở ra sự thật ấy.

Nguyễn Quang Thiều

Các cơ quan có thẩm quyền của Hà Nội cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân Thủ đô đã thống nhất xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP, từ 526 xã, phường, thị trấn thành 126 xã, phường (50 xã, 76 phường).

Một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng giả ngang nhiên hoạt động trong nhiều năm, tung ra thị trường 920 mã sản phẩm, tổng sản lượng khi bị phát hiện, thu giữ tới hơn 100 tấn, với doanh thu riêng một công ty trong hệ sinh thái lên tới 800 tỷ đồng chỉ trong ba năm. Khủng khiếp là vậy nhưng cả một hệ thống cơ quan chức năng đến chính quyền cơ sở tưởng chừng như mọi quy định, quy trình đều rất chặt chẽ đã bị các đối tượng "qua mặt", hoạt động sai phạm trong suốt một thời gian dài và chỉ bị lộ diện khi lực lượng Công an phát hiện, vào cuộc.

Trong lúc các bác sĩ, điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ đang nỗ lực ép tim cấp cứu bệnh nhi bị sốc phản vệ, người nhà lăn lộn la hét, dùng lời lẽ miệt thị, cản trở bác sĩ làm nhiệm vụ, thậm chí còn hành hung nam điều dưỡng. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Phú Thọ phối hợp điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh. 

Ngày 28/4, thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị vừa đưa phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700-Km21+850 (đoạn từ nút giao TP Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và đoạn Km50+530-Km57+581 (đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, sau khi tuyến này thông xe kỹ thuật.

Sau 1 tuần đầy biến động khi giá tăng - giảm với biên độ lớn, giá vàng hôm nay mở cửa phiên đầu tuần giảm do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.

Liên quan đến vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại tỉnh Quảng Ninh do Nguyễn Hữu Đằng (SN 1967, trú phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cầm đầu, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến nay cơ quan này đã khởi tố, bắt giữ 13 đối tượng.

Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), việc đánh giá vai trò và những đóng góp của lực lượng tình báo CAND nói chung, Điệp báo An ninh miền Nam (ANMN) nói riêng có ý nghĩa quan trọng để khẳng định những đóng góp to lớn của công tác tình báo CAND trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; đồng thời, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.