Trần Quang Quý - Đi tìm hồn chữ

08:00 20/12/2016
Nói đến phong cách thơ trước hết phải nói đến giọng điệu. Vì có một giọng điệu riêng nên trong thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau năm 1975, Trần Quang Quý nổi lên như một gương mặt ấn tượng của thi đàn Việt Nam. Dấn thân và trải nghiệm là đặc điểm bao trùm toàn bộ quá trình sáng tác của ông. Thơ ông gân guốc và gai góc nhưng là gai góc của hoa hồng. Ông đi tìm hồn chữ chứ nhất quyết không siêu hình trong bóng chữ. 


Là người cùng ở một vùng quê nghèo khó trên mảnh đất cội nguồn dân tộc, đất Tổ Hùng Vương nên tôi biết khá rõ về ông và thơ ông ngay từ khi mới xuất hiện. Ngày đó, tôi đang là sinh viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mỗi lần về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh sau những cuộc "trà dư tửu hậu" bao giờ cũng không quên nhắc tôi nên đọc Trần Quang Quý.

Ông bảo, đây sẽ là một cây bút ấn tượng của thi đàn Việt Nam. Sau cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trần Quang Quý đoạt giải Nhì với bài thơ "Nhạc ngựa Lào Cai", tôi mới gặp ông lần đầu tại Hà Nội. Và trong Hội thơ Thanh Xuân ngày đó, ngồi đâu tôi cũng nghe được những lời khen, ám ảnh từ câu thơ "Lào Cai không ngã ngựa một lần" của ông.

Cùng hành trình với ông suốt mấy chục năm qua, tôi biết, từ trong sâu thẳm của những nỗi niềm, ông luôn giữ được cái nhìn trong trẻo và xuyên thấu. Ông nhanh chóng hòa nhập với dòng chảy của thơ Việt cuối những năm "bao cấp".

Nhưng khác với nhiều cây bút cùng thời, ông không chịu làm "cái đuôi" của thơ chống Mỹ. Ông kết bạn với những: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc, Trần Quang Đạo…Ông lặng lẽ như người nông dân cày cấy gieo gặt trên "thửa ruộng" của mình, trên cánh đồng của mình và ông đã có được những mùa bội thu trên-cánh-đồng-chữ nghĩa.

Nhà thơ Trần Quang Quý.

Sau những giải thưởng đầu đời, ông đã nhanh chóng khẳng định mình trên thi đàn bằng những giải thưởng uy tín của Hội Nhà văn. Từ bài thơ mới xuất hiện đến bài thơ mới nhất mà tôi đọc được, vẫn là một Trần Quang Quý riết róng với đổi mới, can dự, vẫn nguyên một giọng điệu nhiều thổ ngữ, một phong cách thơ hiện đại mà thuần Việt. Xin bắt đầu từ "Viết tặng em trong ngôi nhà chật", tập thơ đầu tay của ông.

Tôi thích tập thơ này bởi những rung cảm còn rất trong trẻo và đằm thắm. Chưa có nhiều câu chữ cách tân, rích rắc trong cách viết, lối nghĩ nhưng "Viết tặng em trong ngôi nhà chật" lại mở ra nhiều biên độ. "Chất quê" trong tập thơ này đã làm ngơ ngác không ít cây bút có tư duy theo kiểu "thị thành".

Không cao đạo, làm duyên, đi tìm cái ngoài mình mà đào sâu vào tâm thức, những rung động đầu đời đã cho Trần Quang Quý những câu thơ như khắc, như chạm vào lòng người, đậm đặc hồn cốt xứ sở, đầy hoài niệm tiếc nuối và mặc cảm, vô thức nhưng lại đầy ý thức về sự cần phải bảo vệ văn hóa cội nguồn đang bị giải thiêng.

Từ "Viết tặng em trong ngôi nhà chật" đến "Mắt thẳm", ông có cả khoảng thời gian trên dưới 3 năm để lắng lọc và thanh lọc. Chọn lựa cho mình một hướng đi là khó nhất trong mỗi đời cầm bút. Nếu lạc hướng sẽ lạc đường. Rất may, Trần Quang Quý đã xác lập được cho thơ ông một căn cước văn hóa cội nguồn, day dứt và ám ảnh. Xa xót và đồng cảm với những thân phận chốn làng quê ao tù nước đọng, ông đã cất lên được tiếng lòng của người quê, nói được cái cần nói của những vô danh, những cơ cực cay đắng.

Nhưng đến tập thơ thứ 3, tập "Giấc mơ hình chiếc thớt", lại là một Trần Quang Quý khác. Trong giấc mơ chứa nhiều ám ảnh về thân phận bị dồn đuổi, biểu tượng rõ nhất là con cá nằm trên thớt. "Gợi" nhưng dễ ám vào đời. Đã có lần tôi bảo với Trần Quang Quý như thế. Nhưng thơ là thơ.

Trong cuộc dịch chuyển này, ông đã mượn đến giấc mơ để bày tỏ tâm trạng mình, tâm trạng thời cuộc. Ngôn ngữ thơ bỗng trở nên sắc lạnh, thi tứ và thi ảnh cũng khác trước. Biểu tượng của giấc mơ hình chiếc thớt khiến chúng ta càng day dứt hơn về sự yếm thế, về sự lạc đường, về những cái chết, những nỗi đời ô trọc và sự băng hoại của đạo đức, lối sống.

Trần Quang Quý đã làm mới lại ngôn ngữ với thủ pháp chồng mờ của điện ảnh. Ông như con cá đã ra giữa đại dương, muốn quay lại khúc sông quê, không phải là chuyện dễ. Hơn nữa, lại đã bị lưới bủa, nên "Giấc mơ hình chiếc thớt" là một ám ảnh tâm trạng của những thân phận liên tục bị vây bủa, liên tục phải chạy trốn trong hoảng loạn. Có gì đó hơi "rợn". Bởi sự sắc lạnh của ngôn từ chăng? Hay sự thật của chợ đời là vậy.

Thơ không làm nhiệm vụ giải thích. Cũng không phải là người thư ký sao y bản chính. Những gì chúng ta cảm nhận được ở tập thơ thứ 3, tập "Siêu thị mặt" vẫn như các tập thơ trước nhưng đã có thêm nhiều cái mới của phép ẩn dụ: "Tự tay mình từng đã vốc lên/ Một gương mặt từ trong chậu rửa". Ý thức này càng rõ hơn khi Trần Quang Quý viết "Tất cả đã nhào tôi giữa dòng chảy tha nhân/ Tôi trồi lên hay chìm xuống mặt mình/ Tôi nhân nghĩa hay tôi hiểm ác/ Tôi đo bằng cách ném mặt mình vào siêu thị mặt / Hy vọng mỗi ngày giá nhân nghĩa nhích lên".

Kiểu nói này cũng ít gặp ở những cây bút cùng thế hệ: "Tôi gọi mặt về sau những cuộc đi sông gió trăng đồng cỏ…/ Sau cả những lơ ngơ mặt khắc /Mặt ơi/ Mặt ơi/ Tiếng người chợt thức/ Biết mặt mình không mặt hình nhân".

Có thể cuộc đời nhiều va đập đã khiến Trần Quang Quý bản lĩnh hơn, quyết liệt hơn trong cả thơ và đường đời. Nhưng trên hết và xuyên suốt quá trình cầm bút vẫn là một Trần Quang Quý của những nỗi niềm tâm trạng nhiều trắc ẩn, đau buồn đến phẫn nộ. Chính vì thế mà ông luôn khát tình người. "Rỗng" và "Khát" trong phạm trù triết luận duy lý dày đặc trong thơ Trần Quang Quý. Ông thường hay dùng những câu thơ vắt dòng, dài ngắn khác nhau trong trường liên tưởng bắc cầu.

Bìa tập thơ “nam kau” tác giả Trần Quang Quý.

Suốt mấy chục năm nay, Trần Quang Quý vẫn một giọng đầm đìa hồn quê. Cái đói nghèo rỗng ruột làng quê cứ giày vò, ám ảnh, bám riết lấy ông. Càng xa quê ông càng dành tình cảm cho quê hương nhiều hơn, sâu nặng hơn. Những ngày bươn chải mưu sinh nơi phố phường, gặp gỡ bao mặt người sáng tối, thật có, giả có, cho ông thêm trải nghiệm, chiêm nghiệm về lẽ đời, tình đời. Và ông sợ những thói đời giả dối, những lừa bịp, những bon chen, những chụp giật.

Kịp nhận ra và trấn tĩnh trở lại, ông đã "lột" từng cái mặt nạ, chỉ cho chúng ta biết: "Tôi gặp đó đây nhan nhản vô cảm/ Có khuôn mặt một đời biểu diễn/ Có khuôn mặt đau nỗi đau không mặt / Bóng thời gian làm xiếc phận người"; "Cuộc sống của tôi là sống giữa tầng tầng thế giới  mặt / Cuộc bắn phá của mắt / Cuộc cứu vớt của nụ cười / Hay trò chơi giấu mặt…"; "Những gì mềm mại thôi nhường lưỡi/ Cả nụ hôn răng cũng nhìn mình/ Đến một ngày, những chiếc răng rủ nhau về cõi im/ Lưỡi vẫn véo von trong vòm miệng/ Nghe hẫng một nỗi buồn rỗng rơi/ Từ thẳm sâu, thảng thốt cổ nhân/ Lưỡi còn vì lưỡi mềm/ Răng rụng vì răng cứng".

Trong bờ khác của tư duy, ông đã cảnh báo cho cả thế hệ: "Trái tim đa mang những số phận ngoại mình/ Những số phận quẫy đạp lổn nhổn hiện thực/ Thương những cặp môi/ Rã mép bên đường/ Xác ngụy biện bạc mồ giấy trắng". Có người bảo thơ Trần Quang Quý nghiêng mạnh về phía buồn đau nhưng tôi thì lại cho rằng, thơ ông là thơ của một con chim sơn ca bị nhốt trong lồng nhưng không mất giọng.

Cũng như nhiều tên tuổi khác cùng thế hệ, Trần Quang Quý đã xác lập được căn cước cho thơ mình, trở thành một trong những gương mặt ấn tượng của thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975. Mới đây nhất, những ngày cuối năm Bính Thân 2016 này, nhà thơ Trần Quang Quý đã cho ra mắt tập thơ "nam kau" phá cách, hiện đại với thể thơ tự do mỗi bài chỉ vỏn vẹn 5 câu kiệm lời, súc tích, chuyển tải nhiều ẩn nghĩa. Với 100 bài thơ 5 câu như thế trong tập thơ "nam kau", một lần nữa, Trần Quang Quý lại mang đến cho độc giả những ngạc nhiên, xen lẫn khâm phục về sự sáng tạo không ngừng nghỉ ...

Bước yêu

Đã từng đi nát con đường
gỗ hương long mộng chân giường đứng ngây

Đã từng hẹn tuột vỏ cây
gió ghen vần vũ đám mây tụt quần

Đã yêu yêu cạn mùa xuân...
(Rút trong tập thơ “nam kau”)
Nhà thơ Trần Quang Quý.

Nguyễn Hưng Hải

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文