Từ câu chuyện bạo lực học đường

06:57 04/04/2019
Clip em học sinh lớp 9 bị bạn học hành hung, xé quần áo ở trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên chắc chắn sẽ mang lại một nỗi sợ rất lớn cho những bậc phụ huynh, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con gái...


Những hình ảnh có thể nói là man rợ ấy chắc chắn sẽ để lại một vết thương không thể lành lặn trong tâm thần của cô bé nạn nhân. Nó là một cú sốc thực sự không chỉ với cô bé nữ sinh ấy, với gia đình em mà với cả những ai vô tình xem, đọc được thông tin xoay quanh. Và nó đặt ra một câu hỏi "căn nguyên nào để nạn bạo lực học đường này xảy ra một cách thường xuyên như vậy?".

Chúng ta thực sự khó có thể quy trách nhiệm về cho bất kỳ cá nhân nào trong ngành giáo dục, bởi một cá nhân không thể nào làm thay đổi cả một hiện trạng vốn dĩ chịu ảnh hưởng, tác động của quá nhiều mặt trong xã hội.

Trách móc Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm là điều có thể chấp nhận được, song suy cho cùng, ngay cả Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm có sát sao, có khắt khe đến mấy thì cũng không thể làm cho vấn nạn bạo lực học đường bị chặn đứng.

Tất nhiên, ở trường hợp xảy ra ở trường Phù Ủng, nếu các giáo viên có sự quan tâm hơn nữa, dám đương đầu và chịu trách nhiệm hơn nữa, hậu quả sẽ không tệ đến thế. Quy một phần trách nhiệm cho họ thì được, nhưng quy toàn bộ trách nhiệm thì lại hơi quá. Và một trường hợp ở Phù Ủng nếu có ngăn chặn được bạo lực học đường thì cũng không có nghĩa là ở các trường khác, tại các địa phương khác, bạo lực học đường sẽ không tồn tại nữa.

Ở phương Tây có vấn nạn này hay không? Thực chất là có, và phổ biến. Nó được gọi là "bully" (tẩy chay, bắt nạt) và chuyện học sinh nào đó bị bạn bắt nạt ở trường tồn tại ở bất kỳ trường học nào tại phương Tây.

Mới đây thôi, một đồng nghiệp của tôi đang thường trú tại Pháp cũng chia sẻ rằng con gái chị đang bị bắt nạt ở trường. Song, cái cách bắt nạt ở học đường phương Tây nó khác với ở Việt Nam hiện nay. Đánh đập là có nhưng lột đồ làm nhục thì không. Và căn nguyên của vấn nạn bắt nạt học đường này nằm ở đâu khi mà ngay cả các nền giáo dục tiên tiến nhất cũng phải đau đầu đối phó?

Thực tế, kết quả của trẻ em là người lớn và trẻ em cũng là hệ quả của người lớn. Nói cụ thể, đứa trẻ sẽ lớn lên thành người lớn và cái người lớn tương lai ấy là kết quả của đứa trẻ từ hiện tại. Song song đó, đứa trẻ ở hiện tại cũng là phóng chiếu của những người lớn hiện tại xung quanh nó. Và cái nạn bắt nạt ở học đường của trẻ em cũng không thể nào nằm ngoài qũy đạo của việc nó chính là phóng chiếu của vấn nạn bắt nạt ở công sở, bắt nạt ngoài xã hội mà trẻ em phải chứng kiến mỗi ngày.

Thật trùng hợp là cách đây đúng 1 năm, tháng 4/2018, trên diễn đàn của các giáo viên có một giáo viên chia sẻ về việc mình bị đồng nghiệp bắt nạt và cô không biết giải quyết như thế nào. Câu chuyện của giáo viên ấy không khỏi khiến chúng ta nghĩ đến chuyện "liệu có tồn tại nạn giáo viên bắt nạt giáo viên trong trường học hay không?". Và nếu có vấn nạn đó tồn tại, làm sao chúng ta có thể giải quyết rốt ráo nổi chuyện học sinh bắt nạt nhau hàng ngày trên giảng đường đây?

"Ma cũ bắt nạt ma mới" là câu chuyện gần như ở các nơi làm việc nào cũng tồn tại, từ tổ chức tư nhân cho tới cơ quan nhà nước. Nhìn xung quanh mình, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy vấn nạn bắt nạt nhau ở nơi làm việc diễn ra thiên hình vạn trạng thế nào.

Rồi ở ngoài đời, chuyện kẻ ỷ mạnh hiếp yếu vẫn là chuyện quá phổ biến, đặc biệt nhất là những vụ đánh ghen cậy đông lột đồ làm nhục đối thủ giữa đường giữa chợ. Cái lối đánh ghen làm nhục ấy, nói thì cay đắng, nhưng thực tế đã thành "bản sắc tệ hại" của văn hoá người Việt. Và một khi trẻ em lớn lên trong một môi trường dạy chúng quen với việc cậy đông hiếp yếu như vậy, chúng sẽ sao chép lại hành xử đó để áp dụng tại trường học, lớp học của mình.

Và điều đó cho thấy, dù có thay đổi cả một hệ thống của ngành giáo dục thì cũng không xoá sạch được nạn bắt nạt. Cái cần thay đổi nhất, căn bản nhất, là chính chúng ta, với một thái độ sống phải khác chứ không thể lo sợ cho con cái của mình nhưng ngay ngày hôm sau, mình lại chính là thủ phạm của những vụ bắt nạt nơi công sở.
Văn Đoàn

Chiều 2/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục biển, hải đảo và kiểm ngư tỉnh Cà Mau và Huỳnh Văn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá - Chi cục thủy sản và chăn nuôi thú y (đều thuộc Sở NN&MT) về hành vi nhận hối lộ.

Israel chính thức khước từ đề nghị ngừng bắn với phong trào Hamas ở Dải Gaza và tiếp tục chiến dịch tấn công trên bộ với mục tiêu mở rộng "khu vực an ninh", động thái buộc người Palestine sinh sống tại đây tiếp tục phải di dời và đối mặt nguy cơ thương vong thường trực.

Ngày 2/4, Công an TP Hà Nội cho biết, một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online.

Khu vực tòa nhà Hàm Cá Mập (Trung tâm Thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng) và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay, nằm sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một địa điểm chứa đựng nhiều biến động lịch sử quan trọng. Những thay đổi về kiến trúc và công năng qua các thời kỳ đã phản ánh rõ nét sự biến chuyển của lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Tối 2/4, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa điều tra, khám phá thành công vụ trộm cắp tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng do đối tượng Huỳnh Thanh Hùng (SN 2001, trú xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) thực hiện.

Vụ cháy làm 3 người tử vong ở đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP Hồ Chí Minh thêm một lần nửa cảnh báo người dân cần chấp hành nghiêm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy ở khu dân cư...

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu các đơn vị chức năng cần phối hợp với Công an địa phương quản lý, giúp đỡ những người được đặc xá tái hoà nhập cộng đồng; chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện, bố trí công ăn việc làm để người được đặc xá, thi hành án xong án phạt tù có thu nhập ổn định cuộc sống, không tái phạm.

Ngày 2/4, đội ngũ y tế của Đội cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức thăm khám, phát thuốc cho những người dân bị thương do động đất gây ra ở Myanmar… Người dân nơi đây rất xúc động trước nghĩa cử đẹp của đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.