Xuân Diệu và thơ Hồ Xuân Hương

13:43 16/11/2020
Được gặp nhà thơ Xuân Diệu nhiều lần, tôi thấy lần nào gặp dịp đụng đến những phát hiện mới rất có cơ sở về Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu đều tỏ ra... khó chịu. Tôi có cảm giác Xuân Diệu mê thơ Nôm (được coi là của) Hồ Xuân Hương đến... cùng cực, và khen đến mức không thể khen hơn được nữa.


Chưa có nhiều người biết được rằng, nhà thơ Trần Nhuận Minh còn là một nhà nghiên cứu, đúng với nghĩa của danh xưng này.

Chỉ nói riêng về vấn đề rất phức tạp là thơ Hồ Xuân Hương, anh đã theo dõi rất kỹ, tổng hợp tư liệu, tiếp thu kết quả của các nhà nghiên cứu lâu nay, và đưa ra một kết luận chắc là làm... sững sờ nhiều người, kể cả một số nhà thơ, nhà nghiên cứu và bạn đọc.

Kết luận ấy có trong bài “Vấn đề Hồ Xuân Hương, đã rõ”, in trong quyển sách “Thời gian lên tiếng” của Trần Nhuận Minh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013. Kết luận nói trên của nhà thơ Trần Nhuận Minh như sau:

“Toàn bộ thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương... đều không phải của Hồ Xuân Hương” và theo anh, công trình rất nổi tiếng “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm” của Xuân Diệu “là không có cơ sở khoa học, dứt khoát sẽ tự sụp đổ, chỉ có sớm hơn hay muộn hơn mà thôi”.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong một họa phẩm.

Tôi còn đặc biệt chú ý đến đoạn văn dưới đây, Trần Nhuận Minh viết ngay sau đó:

Tôi rất nhớ một lần, tôi đến thăm Xuân Diệu, sau khi có một hội nghị bàn về thơ Hồ Xuân Hương... ở Viện Văn học. Xuân Diệu nói với tôi, giọng rất bực dọc, tôi nhớ vô cùng chính xác và tôi chịu trách nhiệm về sự chính xác này, khi lần đầu tiên tôi công bố ra đây: “Có một Hồ Xuân Hương giả mà cả thế giới nó sợ thật, lại không sướng hay sao. Lại còn tìm ra với tìm vào!”.

Dù chưa được nghe tận tai nhà thơ Xuân Diệu nói câu ấy, tôi vẫn rất tin đó chính là lời Xuân Diệu mà Trần Nhuận Minh đã nhắc lại.

Được gặp nhà thơ Xuân Diệu nhiều lần, tôi thấy lần nào gặp dịp đụng đến những phát hiện mới rất có cơ sở về Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu đều tỏ ra... khó chịu. Tôi có cảm giác Xuân Diệu mê thơ Nôm (được coi là của) Hồ Xuân Hương đến... cùng cực, và khen đến mức không thể khen hơn được nữa. 

Tôi nhớ, trước năm 1975, vừa nghe tin giới giáo dục Sài Gòn không cho dạy trong trường trung học thơ (lâu nay được coi là của) Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu lập tức viết bài... phản đối (bài này đăng trên tạp chí Văn nghệ), về sau Xuân Diệu còn nhắc lại trong “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm”.

Ngày trước, đọc những bài bình luận của Xuân Diệu về thơ (được cho là của) Hồ Xuân Hương, khi còn nghĩ đó chính là thơ của bà, tôi đã có những lúc cảm thấy... khó chịu, vì Xuân Diệu khen ngợi một cách... quá quắt.

Hãy đọc đoạn này, in trong quyển “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, tập II, trang 6 (Nhà xuất bản Văn học, 1982):

“Thử lấy một bài thơ như bài “Quán Khánh” với những câu:

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo...

Bài thơ này chỉ có thể làm trong thời đại cũ, một thời đại cuối vua Lê chúa Trịnh, tất cả mọi cái, từ vua chúa đến quan lại, sư mô... đều “lộn lèo” cả rồi! Vì xã hội đã lộn tùng phèo như vậy nên Xuân Hương mới “đứng chéo trông theo cảnh hắt heo” chứ không chịu đứng thẳng hai chân một cách trang nghiêm (theo tôi nghĩ, trước hết đây là đứng tréo, tréo hai chân lại - chữ tréo sinh ra chữ trẹo- tréo chân phải sang bên trái, chân trái sang bên phải, đứng một cách xách mé, sẵn sàng trêu chọc, thách thức; tuy nhiên, chữ chéo cũng có nghĩa, tức nghiêng lệch, đứng một bên chứ không đứng vào giữa; đứng tréo chân có nghĩa đậm đà hơn là đứng chéo lệch, nhưng ở Bắc bộ hay viết lẫn (và đọc) tréo ra chéo).

Xuân Hương mới làm một bài thơ với toàn những nét khập khiễng cong quẹo (Xỏ kẽ kèo tre đốt khẳng kheo), và kết bài thơ bằng một con diều ở trên trời nó cũng “lộn lèo”! Đó là một sự chế giễu, một cái ngứa gan của Xuân Hương đối với xã hội cũ”!

Hay là đọc một đoạn này nữa, cũng ở sách trên, trang 96-97, Xuân Diệu tán về bài thơ “Tát nước”:

“Toàn bài “Tát nước” rất có lớp lang. Hạn hán như vậy thì ai đi tát nước, ai đi cứu nước? Mở đầu lịch sử độc lập tự do của nước ta là Hai Bà Trưng, rồi Bà Triệu, rồi mới đến kẻ mày râu. Đồng khô cỏ cháy như vậy thì Rủ chị em ra tát nước khe -  đàn bà ra chống hạn. Tát nước thì phải đem dụng cụ đi, Lẽo đẽo chiếc gàu ba góc chụm (chú ý những chữ “ba góc chụm” sinh động biết bao, cũng như trong thơ vịnh quạt: Chành ra ba góc da còn méo, sinh động biết bao)! Đến nơi thì phải be bờ: Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.

Đến hai câu 5, 6 thì lại có sự rất lạ:

Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa

Gàu nước đổ xuống, nước kêu xì xòm; trong khoảng giữa hai lần vục gàu, nước lâm thời lắng lại, in hình người đàn bà tát nước dốc ngược dưới đáy khe, rồi nước lại đổ, gàu lại vục, lại xì xòm, mãi như thế. Sự rất lạ ở câu thứ 6:

Nhấp nhểnh bên ghềnh đít vắt ve

Thường tình thì người ta đọc câu này lướt đi chẳng thấy gì cả. Một cách đọc rất là quan liêu; vô tâm chi lắm ai ơi! Thơ hay, rất kỵ cái người vô tâm... tôi cũng xin phép liệt tôi vào, ở trường hợp này. Sau đó tôi đã nhận thức được có thể nói là cái kỳ diệu trong câu thơ bị bỏ sót này. 

Ghềnh là một cái gì to lớn có đá lô nhô, theo luật tương xứng của sự vật thì bên ghềnh phải có một cái núi, một cái đồi, hay ít hơn, một cây đa, hoặc một cái miếu sơn thần, nghĩa là một cái gì khá to lớn hơn. Ấy thế mà Hồ Xuân Hương đặt ở bên ghềnh một cái đít của người đàn bà, nghĩa là cái mông này vĩ đại, cái mông nở nang của người đàn bà lao động, chứ không phải cái đít mảnh khảnh của cô tiểu thư ăn không ngồi rồi! 

Ngày xưa giữa cánh đồng, ai dám in lên nền trời? Họa chăng có cái mái đình cong cong của ông thần thành hoàng; ấy thế mà Hồ Xuân Hương dám cho in trên cái mũi ông trời cái mông vĩ đại của người đàn bà tát nước; xa xa bên ghềnh nhìn thấy nó! Tính tư tưởng của câu thơ cao biết bao, thú vị biết bao, biểu dương người phụ nữ lao động đến tót vời!

Hơn nữa cái đít ấy lại vắt ve, nghĩa là cong cớn lên. Há có phải chỉ nói vậy cho vui. Tại sao mà vắt ve? Tại vì nhấp nhổm, lưng có nhấp nhổm, cúi xuống thật thấp, thì đít mới vắt ve, vểnh lên thật cao; sinh động biết chừng nào! Nghĩa là người đàn bà lao động cật lực”!

Những năm về sau, đọc lại các bài viết của Xuân Diệu, khi đã tin rằng những bài thơ Nôm kia, hoặc hoàn toàn không phải của Hồ Xuân Hương, hoặc rất nhất có khả năng là của Hồ Xuân Hương, tôi lại càng khó chịu hơn. Nghĩa là “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm” (và những bài viết khác về Hồ Xuân Hương) của Xuân Diệu đã sụp đổ trong tôi lâu rồi (mặc dù nhà thơ Xuân Diệu có tặng tôi bộ sách “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, trong đó có in bài này).

Được nhà thơ Trần Nhuận Minh cho biết câu nói khá... kỳ trên kia của nhà thơ Xuân Diệu, tôi cũng như anh (và chắc là nhiều người) lại càng không còn tin vào “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm” của Xuân Diệu nữa, vì nó không có cơ sở khoa học. Nó cảm tính. Nó giả tạo.

Cũng nên bổ sung vào kết luận của nhà thơ Trần Nhuận Minh một điều không kém phần quan trọng: Cùng với “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm”, nhà thơ Xuân Diệu còn thường cho in liền đó bài “Tính tư tưởng trong ba bài thơ của Hồ Xuân Hương”, cũng với một cách nhìn, cách nghĩ, cách bình luận đầy cảm tính và giả tạo tương tự.

Nhân đây, tôi muốn bàn với nhà thơ Trần Nhuận Minh một chuyện. Ở quyển sách “Thời gian lên tiếng” nói trên của anh, trang 41, Trần Nhuận Minh viết:

“Xuân Diệu khẳng định: đặc trưng để bà (Hồ Xuân Hương-HD) ám chỉ cái ấy của phụ nữ và chuyện ấy trong buồng kín, tạo thành đặc sắc “có một không hai” trong văn học Việt Nam, có lẽ trong văn học thế giới. Đó là một kĩ nữ”, mà các quyển “Từ điển tiếng Việt” đều ghi kĩ nữ là gái mại dâm (là làm đĩ)”.

Công trình “Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm” được in đi in lại khá nhiều lần. Không biết nhà thơ Trần Nhuận Minh đọc bản in nào. Chả lẽ anh đọc phải bản đã in sai chữ kỳ ra chữ kỹ. Mà theo kiểu in lâu nay, các dấu rất hay bị mờ, rất dễ lẫn dấu huyền và dấu ngã.

Cứ như hai bộ sách mà tôi có sẵn trong tay là “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (Nhà xuất bản Văn học, 1982) ra “Toàn tập Xuân Diệu” (Nhà xuất bản Văn học, 2001) thì hai chữ kĩ nữ mà nhà thơ Trần Nhuận Minh nhắc (nhầm) chính là hai chữ kỳ nữ mà nhà thơ Xuân Diệu viết (Kỳ nữ: người đàn bà kỳ lạ). Chắc nhà thơ Xuân Diệu không mắc sai lầm sơ đẳng này (anh không thể viết kỹ nữ).

Cũng cần lưu ý thêm rằng, trên sách báo của ta nhiều năm nay, hai chữ y và i chưa được viết thống nhất. Ở đây, tôi giữ nguyên cách viết khác nhau của hai tác giả: nhà thơ Xuân Diệu viết kỳ nữ, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết kĩ nữ.

Hồng Diệu

Tối 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã tổ chức Lễ trao giải Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2024. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các ban ATGT địa phương và các tác giả có các tác phẩm đạt giải. Loạt bài “Văn hóa giao thông và cách hành xử của tài xế” của tác giả Phạm Huyền, Báo CAND đã đạt giải Ba ở thể loại Báo in.

Nhà ở thương mại vừa túi tiền được coi như lời giải nhằm tạo cơ hội tiếp cận nhà ở cho người có nhu cầu thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cần giải pháp đồng bộ, trong đó có việc mạnh tay chặn đứng nạn đầu cơ. Đây là nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn Doanh về vấn đề tiếp cận nhà ở của người dân trong bối cảnh giá nhà leo thang hiện nay.

6h30, bếp ăn Trại tạm giam B14, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an bắt đầu đỏ lửa. Nếu không có những chiếc áo kẻ sọc dành cho các phạm nhân, tôi ngỡ rằng đây là căng tin của một trường học. Xen lẫn giữa tiếng bát đũa va vào nhau lạch cạch, tiếng trò chuyện rôm rả, là giọng nói trầm, ấm của Trung tá Nguyễn Thị Phương, cán bộ quản giáo Trại tạm giam B14, hướng dẫn phạm nhân chia nước nóng, các suất ăn vào từng khay…

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy từ Trung ương xuống cơ sở nhằm giảm biên chế, tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả là yêu cầu cấp thiết, khách quan. Việc quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị được các nhà khoa học, nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đánh giá là bước đột phá mang tính cách mạng nhằm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nghiêm Quang Minh (sinh năm 1979, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy", theo quy định tại các điểm a, c, khoản 3, Điều 313 Bộ luật Hình sự. Nghiêm Quang Minh là chủ của tòa chung cư mini cao 9 tầng trên phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị cháy vào đêm 12/9/2023, khiến 56 người tử vong.

Tình hình chính trị tại Hàn Quốc đang trải qua một trong những giai đoạn biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử gần đây. Chiều 7/12, cuộc bỏ phiếu bất thành đối với nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Quốc hội đã khơi mào cho loạt căng thẳng leo thang. Sự kiện này không chỉ làm rung chuyển nội bộ chính trường mà còn đặt ra những dấu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Đông Á này.

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Bộ Công an về GGHB LHQ, Đại úy Nguyễn Thế Anh thuộc tổ công tác số 4 đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan (UNMISS) từ ngày 5/12/2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文