Biểu tượng rắn trong văn hóa Đông Tây

15:51 02/01/2025

Rắn trong ý niệm của văn hóa Đông Tây luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần. Trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau, thậm chí là đối nghịch như thần hiền - thần ác, điều tốt - điều xấu, sự hủy diệt - tái sinh, quyết đoán - đa nghi, tình yêu - lòng thù hận...

Nguyên nhân từ đâu mà loài rắn có nhiều tính biểu tượng đến như vậy? Chính nét đặc trưng sinh học của loài rắn đã góp phần tạo nên ý nghĩa biểu tượng của nó. Đó là cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh. Đó là sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh. Đó là nọc độc liên hệ đến đặc tính xấu. Đó là tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ hay thân hình ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận hoặc là một đường tròn thể hiện tính luân hồi của sống và chết.

Rắn biểu tượng cho sức mạnh

Trên thế giới, nhiều dân tộc xem rắn là chúa tể của phụ nữ. Trong quan niệm của người Ấn, người phụ nữ muốn có con thường phải nhận một con rắn hổ mang làm con nuôi. Với người Thái Lan, rắn là âm, là hồn của âm vật, là thần mẹ và trong nghệ thuật, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ được gắn với vẻ đẹp của rắn. Do vậy, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi.

Trong văn hóa tâm linh của họ, rắn là con vật linh thiêng, nó mang lại những may mắn cho con người. Đó là lý do tại sao ở Thái có khá nhiều ngôi đền thờ rắn. Trong chùa, họ thường đặt một đôi rắn vàng và rắn trắng. Rắn vàng tượng trưng cho đất. Rắn trắng tượng trưng cho nước. Sự giao hòa của chúng sẽ tạo ra cuộc sống yên lành, sự no ấm của con người.

tượng thần visnu nằm trên mình rắn anantha 5 đầu ở ấn độ.jpg -0
Tượng thần Visnu nằm trên mình rắn Anantha 5 đầu ở Ấn Độ.

Người Khmer vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn Naga (tiếng Khmer gọi là Niệk) chín đầu, là biểu tượng cho thần đất và thần nước, giúp ích cho cuộc sống con người. Về sau, dưới những ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc của các vị vua lập quốc. Truyền thuyết của người Khmer cho rằng vị vua lập quốc là con của một người Bà la môn (từ Ấn Độ đến vùng đất người Khmer bằng thuyền) tên là Kaudinya và con gái thần rắn Naga tên là Nagini.

Người Khmer tin rằng: Chính Kaudinya đã truyền cho họ bí quyết nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Còn các vị vua Khmer sau này thì được tin là đã giao phối với một Nagini xinh đẹp để duy trì dòng dõi hoàng gia (…). Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ khổng lồ bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ nơi thiêng liêng đó, vì vậy chúng luôn xuất hiện trên cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, có thờ Quan ngũ hổ và Quan xà thần là hai loài vật được tôn kính, đại diện cho sức mạnh (hổ) sự dẻo dai, linh hoạt (rắn) trong hệ thống thần linh tứ phủ. Hai vị thần rắn được gọi là Ông Lốt, một màu xanh lá cây (thanh xà đại tướng), một màu trắng (bạch xà đại tướng). Hai "vị" này thường nằm vắt ngang xà nhà của điện thờ, có nhiệm vụ bảo vệ, trừ tà, diệt quỷ, canh giữ âm binh đường thủy...

Tục thờ rắn như thủy thần ở một đền miếu riêng còn phổ biến ở trên khắp mọi miền đất nước. Thờ rắn vì rắn bảo vệ (đền thờ Rắn ở xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy - Thanh Hóa với quan niệm rắn bảo vệ dòng suối có nhiều cá; ở một vài tỉnh đồng bằng Nam bộ có những ngôi đình thờ rắn…), vì rắn giúp mưa thuận gió hòa (xã Thủy Phù, Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có bàn thờ rắn, tương truyền "các ngài" là con của thần Gió)…

Rắn biểu tượng cho sự tái sinh

Từ thực tế rắn tự lột da để sống khỏe mạnh, trẻ trung hơn, người Hy Lạp tin rắn có bí quyết trường sinh bất tử nên coi rắn là biểu tượng của đất và nước. Loại nữ trang cổ Hy Lạp thông dụng nhất mang hình rắn khoanh tròn. Thần Zeus - vị thần tối cao, mùa xuân đến thần sẽ xuất hiện dưới dạng một con rắn cùng với nữ thần cai quản trái đất Rhea cũng mang hình rắn. Thần Chữa bệnh của người Hy Lạp tên là Asklepios được biểu tượng bằng con rắn. Con rắn cuốn trên chiếc gậy là biểu tượng của ngành y. Con rắn cuốn trên chiếc ly có chân, đầu hướng vào miệng ly, là biểu tượng của ngành dược…

Phù điêu “chim thần Garuda diệt rắn” phát hiện tại phế tích tháp Mẫm.

Biểu tượng Rắn trong các nền văn hóa tại Ấn Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Hình ảnh rắn, đặc biệt là Naga, xuất hiện ở nhiều tôn giáo lớn như Hindu giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo. Naga được miêu tả là một vị thần nửa người nửa rắn, đại diện cho sức mạnh bảo vệ và sự sinh sôi. Trong các ngôi đền Hindu, hình ảnh của Rắn thường khắc họa cùng với những vị thần như Shiva, Vishnu. Bởi thế, rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng.

Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình. Hình ảnh rắn Naga trong các nền văn hóa được cách điệu không giống nhau: rắn Naga 3 đầu trong văn hóa Khmer tượng trưng cho quan niệm tam tài, rắn 5 đầu tượng trưng cho ngũ hành, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành (hình tượng rắn Naga bảo vệ đức Phật tọa thiền) và 9 đầu chính là con đường dẫn tới thiên đàng; rắn Naga trong văn hóa Lào có 7 đầu…, là những con số lẻ - số dương theo tư duy truyền thống phương Đông.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo (trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer Nam Bộ) với các vị vua khai quốc. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt với hai ý nghĩa chính là vật tổ và thuỷ thần.

Rắn còn biểu tượng cho cái xấu, cái ác

Con người nhìn chung là sợ rắn, và vì sợ nên con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn để mong rắn bảo vệ cho mình. Trong các nền văn hóa khác nhau, loài rắn mang những nét riêng khác biệt rất thú vị.

Đối với người Việt Nam, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người. Trong quan niệm dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần gian xảo. Nhưng cũng chính vì những đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy thần để cầu thân với rắn, mong rắn không làm hại người. Nhìn chung, rắn không có được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu.

Thí dụ "miệng hùm nọc rắn" là chỉ nơi nguy hiểm, miệng rắn độc là miệng nói toàn chuyện ác. “Khẩu Phật tâm xà” là miệng nói điều tốt lành, nhân đức nhưng trong tâm thì vô cùng hiểm độc. Khi người Pháp mô tả ai với cái lưỡi chẻ đôi tức là muốn nói người ấy mồm miệng toàn nói điều độc địa như loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn.

Với đạo Thiên Chúa, rắn thường được coi tượng trưng cho âm mưu xấu xa và quỷ quyệt. Trong Kinh thánh Cựu ước, một con rắn trong vườn Địa Đàng đã xúi bẩy Eve và Adam ăn trái cấm khiến họ bị đuổi khỏi vườn. Kinh Khải huyền còn viết rắn là biểu tượng cho quỷ Satan.

Ở Việt Nam ta, rắn “sắm vai ác độc” cũng nhiều lần xuất hiện trong các câu chuyện cổ. Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, rắn lại xuất hiện dưới hình hài là những con thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng - đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người. Sự chiến thắng của Sơn Tinh trong truyện phản ánh tín ngưỡng nguồn nước và ước vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp lúa nước…

Còn trong truyện "Rể trăn", lại xuất hiện hai con trăn hoàn toàn đối lập nhau: một con là hiện thân của chàng trai có diện mạo đẹp đẽ, hiền lành, tốt bụng, con còn lại có hình hài gớm ghiếc chuyên đi hại người. Con trăn hiền lành biết giúp đỡ người khác dễ dàng nhận được tình cảm yêu mến của con người, trong khi con trăn chuyên đi hại người bị nhận kết cục tồi tệ là cái chết.

Năm 2025 theo lịch âm là năm Ất Tỵ. Trong hệ thống can chi của người Việt, Ất Tỵ tương ứng với con Rắn. Sự kết hợp giữa can "Ất" thuộc hành Mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và địa chi "Tỵ" thuộc hành Hỏa, đại diện cho sự nhiệt tình, năng động tạo nên một năm đầy năng lượng và biến động. Như vậy, con rắn trong năm nay biểu tượng cho những điều tốt đẹp.

Nguyễn Đình Ánh

Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Trước Đại hội XIV của Đảng, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, khẩn trương nhằm tạo động lực để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền cấp huyện trước thời điểm giải thể, cấp xã mới vận hành theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp trong khi đội ngũ làm công tác quản lý khoáng sản của sở, ngành vừa thiếu vừa mỏng nên tình trạng vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Trong đó, một số vụ việc vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng.

Thông tin từ chính quyền xã Vạn An, tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi huy động toàn bộ lực lượng Công an, quân sự và phối hợp các lực lượng chức năng Công an tỉnh Nghệ An, hai nạn nhân còn lại trong vụ TNGT xảy ra trên Quốc lộ 46 thuộc tỉnh Nghệ An đã được tìm thấy, tuy nhiên, cả hai nạn nhân đều đã tử vong. Một nạn nhân khác trong vụ tai nạn này đã tử vong trước đó.

Đường dây thu mua, giết mổ và tiêu thụ lợn nhiễm dịch tả châu Phi, lợn chết ra nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá khiến người tiêu dùng phẫn nộ. Trở lại chợ Phùng Khoang 2 (phường Đại Mỗ, Hà Nội) nơi có 2 chủ quầy thịt lợn bị tạm giữ hình sự vì bán lợn bệnh, lợn chết cho người tiêu dùng, khu chợ vốn sôi động phục vụ cho hơn 20 nghìn dân quanh khu vực đìu hiu hơn do ảnh hưởng của vụ việc.

Ánh sáng vàng nhạt của buổi hoàng hôn Vienna trải dài trên bàn làm việc của Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi khi ông lật lại báo cáo giám sát mới nhất. Cùng lúc đó, sâu trong lòng đất núi Fordow, những gram uranium làm giàu 60% tiếp tục hành trình bí ẩn qua các cỗ máy ly tâm.

Syria đã ký thỏa thuận trị giá 800 triệu USD với tập đoàn DP World của Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nhằm tái phát triển cảng Tartous, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình tái thiết quốc gia sau chiến tranh.

Tối ngày 13/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh), cùng TP Hải Phòng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.