Nam quốc sơn hà, bài ca bất hủ

15:59 11/11/2022

Lý Thường Kiệt (1019-1105), tên thật là Quách Tuấn. Ngọc phả họ Ngô có từ đời Nguyễn chép rằng Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Nhưng văn bia được tìm thấy ở Hưng yên có từ đời Hậu Lý cho biết rằng ông họ Quách, Quách Tuấn. Thường Kiệt là tên tự, được ban Quốc tính (họ nhà vua), sau lấy tên chữ làm tên. Ông là người quê gốc tỉnh Hưng Yên, tinh thông thao lược, lại giỏi cả văn chương.

Năm 23 tuổi, vào làm quan trong triều, với chức Hoàng môn chi hậu, rồi thăng dần lên chức Thái úy, làm quan ở 3 triều vua nhà Lý: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông (1028-1128). Lý Thường Kiệt có công rất lớn trong việc đánh Tống, bình Chiêm, bảo vệ và xây dựng đất nước, khi chết được tặng tước Việt Quốc Công. Ông là người được đương thời kính trọng, ngàn đời sau còn ghi nhớ công lao.

Danh tướng Lý Thường Kiệt qua nét vẽ hội họa.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam) xưa nay vẫn được cho là Lý Thường Kiệt sáng tác, còn gọi là "Thơ Thần". Tương truyền, bài thơ được Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ Trương Hống và Trương Hát, ban đêm đọc to cho quân sĩ nghe, để khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Đại Việt và quân Tống xâm lược còn đang ở thế giằng co trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), nay nằm giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Dịch nghĩa:

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành trên sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám đến xâm phạm?
Hãy chờ xem, chúng bay nhất định sẽ chuốc lấy bại vong!

Câu đầu là khẳng định chủ quyền và độc lập dân tộc. Rằng núi sông này là của người Nam, thì "Nam Đế cư" (vua Nam ở) đơn giản thế thôi! Ví như sông núi của nước Tống, thì vua nước Tống ở, có gì lạ đâu? Có gì bất bình thường và sai trái đâu? Một sự thật hiển nhiên sáng tỏ như ban ngày, đến hòn đá vô tri cũng phải thừa nhận, huống nữa là người. Duy chỉ có một điều, tưởng là đơn giản, nhưng không hề đơn giản, đó là chữ "Vua Nam ở" (Nam Đế cư). Sao không phải là "Dân Nam ở", mà lại là "Vua Nam ở"? Hóa ra, dưới thời phong kiến, cả thiên hạ rộng lớn đều là của nhà vua, vua là chủ tối thượng. Theo quan niệm Nho giáo, thì "Quân thí thần, thần tử" (Vua bắt bề tôi chết, thì bề tôi phải chết), dẫu vui vẻ chết, hay miễn cưỡng phải chết cũng thế cả thôi. Còn như "Thần thí quân, bất trung", nghĩa là bề tôi giết vua, thì đó là kẻ bề tôi phạm tội bất trung. Vua đồng nghĩa với nước, nên trung với vua, chính là trung với nước vậy!

Phải dẫn đôi điều vòng vo ngược dòng lịch sử như thế, để chúng ta thấy rằng, chữ ĐẾ mà tác giả bài thơ nói ở đây, chính là một chữ cực kỳ quan trọng, rất phong phú nội hàm tư tưởng và văn hóa. Bọn giặc cướp nước tự cho mình là nước lớn, văn minh, là "Đế", xem thường ta, coi ta là "Man", thì ta đây cũng là Đế của phương Nam, của nước Nam có quốc hiệu là Đại Việt (nước Việt to lớn, vĩ đại), chả kém gì ai. Dân tộc Đại Việt, có thể sánh ngang với dân tộc khác trong khu vực, không hề thua kém. Thế nên, "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", vang lên như một niềm tự hào chính đáng, về một dân tộc có chủ quyền, một nước có người làm chủ, đàng hoàng, chính danh, chính đại và cả chính nghĩa nữa! Một nước có chủ quyền, hiện hữu, có văn hiến riêng đàng hoàng, cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, vẫn đang tồn tại, và tồn tại một cách mạnh mẽ. Nguyễn Trãi (1380-1442) sau này, dựa trên tinh thần tư tưởng này đã viết trong "Bình ngô đại cáo": "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác"… Bắc Nam đây là (Phương Bắc) và Đại Việt (Phương Nam).

Câu thứ hai, "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (Điều ấy đã được ghi rất rõ ràng ở sách trời). Nếu như câu thứ nhất thể hiện chứng lý về sự thật hiện hữu CỦA NÚI SÔNG BỜ CÕI, thì câu thứ hai là chứng lý về tâm linh, phi vật chất. Ngươi tự xưng là Đế, là "con trời" (Thiên tử) ư? Thế thì ta đây cũng là Đế, là con trời, Thiên tử chứ sao? Và nếu như trời là đấng tối cao, có thật, thì cái điều "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", cũng là điều có thật, được ghi chép rất rõ ràng ở "sách trời". Thế là dùng cái lý của kẻ thù, để bẻ lại cái lý của chính nó, đầy sức thuyết phục. Lại còn là một sự khẳng định, khẳng định vững chắc, rằng "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"!

Vậy thì cớ gì mà lũ giặc cuồng bạo kia lại dám đến đây xâm phạm vào bờ cõi của ta (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm)? Một câu hỏi tu từ. Hỏi, nhưng là để khẳng định chính nghĩa của ta, khẳng định bản chất phi nghĩa của kẻ thù. Rằng bọn xâm lược kia chỉ là giặc cướp, ngang nhiên liều lĩnh xâm phạm chủ quyền độc lập của ta. Chữ "Tặc" là giặc; chữ "Lỗ" cũng là giặc, nhưng "Nghịch lỗ", thì là lũ giặc phản nghịch, cuồng bạo, cố ý làm trái với "đạo trời", phản lại "đạo trời", cũng là phản lại chính nghĩa. Đó chính là sự lên án ở tầm mức cao hơn. Nếu như kẻ thù lợi dụng thế lực siêu nhiên, siêu hình (trời), thì tác giả cũng lại dùng lý lẽ của sự siêu hình, của thế lực siêu nhiên để một lần nữa vạch trần, phê phán sự phi nghĩa, phi lý của giặc. Thật là tài tình, thâm hậu và chặt chẽ!

Câu cuối là kết quả hành động xâm lược "phi nghĩa, phi đạo" của giặc Tống, cũng đồng thời là niềm tin tất thắng của ta. Rằng "Chúng bay" (nhữ đẳng) "sẽ được xem" (hành khan), nhất định sẽ tự chuốc lấy bại vong (thủ bại hư)! Không thể khác được. Lại thêm một lần nữa khẳng định cái thế tất thắng của chính nghĩa, theo đó là cái lẽ tất thua của lũ giặc cuồng ngông.

"Nam quốc sơn hà", từ xưa đã được xem là một áng "thiên cổ hùng văn", một bản "tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của người ĐạiViệt. Bài thơ tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ, nhưng tình ý thì đủ đầy, sâu sắc, vô cùng sâu sắc, sẽ là mãi mãi bất hủ. Tương truyền, khi nghe "Thần" trong đền thờ hai vị Trương Hống và Trương Hát sang sảng đọc vang bài thơ này, quân sĩ Đại Việt bỗng trào dâng ý chí chiến đấu, nhất tề dũng mãnh xông lên, đánh bại kẻ thù. Còn bọn giặc Tống thì run sợ, tan tác, chuốc lấy bại vong.

Mới hay, văn chương có sức mạnh thần thánh, nâng bước không chỉ cho một đạo quân, một trận đánh, mà hơn thế, cho cả một dân tộc đứng lên và chiến thắng chính mình, chiến thắng kẻ thù cuồng bạo. Ai đã làm ra những tác phẩm vô giá như vậy? Chẳng phải là những trí thức tài cao học rộng đấy ư? Kẻ ít học tầm thường sao làm được cái việc phi thường kia? Trí thức là bộ óc của dân tộc, là lớp người dẫn dắt dân tộc đi lên. Xưa cũng như nay, đều thế cả!

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin nêu thêm quan điểm của chúng tôi về vấn đề văn bản bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt. Vài chục năm trước có bài báo của một vị Giáo sư, "công bố" việc ông ấy đã "phát hiện" được tấm bia rất cổ ở mạn biên giới phía Bắc nước ta. Tấm bia "cổ" này khắc bài thơ "Nam quốc sơn hà" không có tên tác giả (khuyết danh). Thông tin này làm giới nghiên cứu văn học xôn xao, nghi ngờ. Sách Giáo khoa THPT còn chú thích cái sự nghi ngờ này, tương tự như có người đoán mò rằng "Chinh phụ ngâm khúc" không phải là bản chuyển ngữ của bà Đoàn Thị Điểm. Sách Giáo khoa lại cũng cứ tung hô cái điều nghi ngờ vớ vẩn đó. Rằng bản dịch hiện hành có thể là của Phan Huy Ích. Chúng tôi đã bác bỏ điều này. Chẳng có chứng lý nào đưa ra được, để cho rằng bản dịch hiện hành cuốn "Chinh phụ ngâm khúc" là của ông Phan Huy Ích cả.

Với bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, tôi cho rằng kẻ xấu đã cố ý tạo ra một tấm bia giả cổ, rồi chôn xuống đất ở một vị trí gần biên giới phía Bắc. Rồi họ bắn tin cho một vài ai đó đến "khai quật" lên, tung lên mặt báo, khiến người Việt hoang mang nghi ngờ tất cả. Thủ đoạn này thì chúng ta đã từng gặp phải ở các thế lực thù địch không chỉ trong quá khứ. Họ còn cố ý chôn những cột bia "cổ" ở khắp các đảo của chúng ta, để một khi nào đó, họ lấy làm chứng lý để chứng minh rằng, đây là đất đai của tổ tiên họ. Báo chí thời gian qua đã đăng tải công khai, lật tẩy cái thủ đoạn xấu xa thâm độc này.

Thế nên, cái gọi là "bằng chứng" khai quật tấm bia có bài thơ "Nam quốc sơn hà" được "phát hiện" kia, chỉ là một thứ ngụy tạo hết sức tinh vi, để đánh vào niềm tin ngây thơ của người Việt. Họ còn làm đủ trò lừa bịp. Ấy thế mà khối người Việt đã cả tin vào những trò dối trá. Chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

Hà Nội, 25-10-2022

Vũ Bình Lục

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文