Tiếng sấm vọng mọi chân trời văn hóa!

14:20 09/09/2021

Hồi thứ 21 của “Tam quốc diễn nghĩa” có tên “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” được coi là một trong những chương đoạn đặc sắc nhất của một trong “tứ đại kỳ thư”. Lúc bấy giờ anh em Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo - một kẻ đa nghi, quỷ quyệt nên phải ém mình chờ thời. Tháo biết nhưng muốn thử Lưu Bị “tầm cỡ” thế nào bèn làm một cuộc rượu để “luận anh hùng”.

Lưu Bị kể ra năm vị kiệt xuất có thể thay đổi thiên hạ là Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tháo bày tỏ: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có khát vọng nuốt cả trời đất”. Nhìn thẳng vào mắt Bị, Tháo khẳng định: “Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!”.

Hoảng hốt vì bị nói đúng con người thật, Lưu Bị đánh rơi cả đũa. Đúng lúc ấy một tiếng sấm rền vang. Chớp lấy cơ hội, Lưu Bị nói như để “thanh minh”: “Gớm thật! Tiếng sét dữ quá”. Nghĩa là Lưu Bị đổ vấy cho việc đánh rơi đũa là do tiếng sét. Nếu không, ông ta cầm chắc cái chết vì Tháo đã nhìn thấu ruột gan. Câu nói “chữa thẹn” của Bị: “Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt. Huống chi là tôi đây sao lại không sợ!” như “củng cố” thêm nhận định sai ở Tháo: Thì ra Bị cũng tầm thường thôi!

image001.jpg -0
Dớt - vị thần của bầu trời và sấm sét trong thần thoại Hy Lạp.

Tiếng sấm ấy do “Trời” ban cho!

Nếu hiểu tiếng sấm như một biểu hiện cho sự “giật mình” của bất cứ ai thì cũng đã phần nào nắm được ý đồ nghệ thuật xây dựng nhân vật của La Quán Trung. Nhưng có lẽ cần hiểu rộng hơn để thấy vấn đề sâu xa hơn thế. Đó là trong văn hóa Trung Hoa cổ xưa, tiếng sấm đã mang tính biểu tượng cho nỗi sợ hãi. Huyền sử kể hai người sản sinh ra sức mạnh sấm chớp là Lôi Công (sấm) và Điện Mẫu (chớp).

Lôi Công học nhiều phép thuật rồi cùng Khương Tử Nha phò giúp Chu Vũ Vương đánh bại Trụ Vương. Vì có pháp thuật cao cường, tính khí lại nóng nảy nên ông ta trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người. Có thể hình tượng này đi vào Kinh Dịch mà quẻ Chấn là sự tương ứng với sấm sét tức sự rung chuyển của vũ trụ đem đến sự lo âu. Thế nên câu chữa thẹn kia của Lưu Bị là rất hiểu văn hóa và rất khôn ngoan: Đức Thánh còn sợ huống gì tôi!!!

Trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, Raijin là vị thần sấm chớp. Vốn là một quý tộc, là thi nhân cũng là một nhà chính trị, sau khi chết hóa thân thành vị thần sấm chớp ngụ nơi trời cao. Đầu Raijin có sừng trâu, mặt quỷ, quấn khố da hổ, đeo sau lưng là dàn trống Taiko, khi phát ra sấm chớp thì dàn trống ấy kêu. Vì lẽ này hiện tượng sấm chớp là điềm lành, biểu hiện của no đủ, của hòa bình và cảm hứng cho các nhà thơ, nhất là cảm hứng về âm thanh.

Truyền thuyết cổ Ấn Độ coi vị thần tối cao Indra là người “quản lý” sấm sét. Là con của thần trời và thần đất, nhờ được uống rượu thần soma mà cao lớn khác thường và có sức mạnh khủng khiếp, đến nỗi làm cho bố mẹ cũng sợ hãi mà bỏ chạy. Vì chạy theo hai hướng ngược nhau thành ra trời và đất mới cách xa như ngày nay. Thế là Indra tự nhiên “vùng vẫy” khoảng không gian giữa, tức bầu trời. Lý giải việc hình thành vũ trụ nhưng truyện cho thấy hai ý nghĩa đi kèm: Thiêng hóa và sợ hãi thần sấm!

Thần thoại Hy Lạp thì coi thần Dớt cũng là thần sấm sét, là thần của các vị thần, thần của bầu trời tối cao. Thần thoại La Mã gọi thần sấm sét là Thor. Thần này quan trọng và cần thiết đến mức người ta lấy tên một ngày trong tuần dành cho thần. Ngày nay, ngày thứ Năm (Thursday) có gốc Latin tức “Ngày của Thor”. Trong thần thoại các nước Bắc Âu thì Thor là vị thần của sấm, giông bão và sức mạnh, được xếp hàng đầu trong các thần. Thần Thor cũng nổi tiếng là rất hay nổi nóng, ăn cực khỏe. Thor cũng là thần của nông dân luôn cưỡi trên một cỗ xe được kéo bởi hai con dê đực. Vũ khí của Thor là cây búa sét Mjollnir, khi phóng ra sẽ tạo sấm sét.

Người da đỏ lấy tên Thunderbird đặt tên cho vị thần sấm sét. Cái tên này được thiêng hóa bằng cách khắc lên các cây cột tổ trong nghi thức cầu mưa. Theo truyền thuyết, Thunderbird là con chim khổng lồ cai quản bầu trời và tạo ra sấm sét bằng cách vỗ cánh thật mạnh (!).

Thần Sấm Indra trong truyền thuyết Ấn Độ.

Ở vùng sa mạc thì sấm sét rất kinh hoàng, dữ dội nên văn hóa Ai Cập coi sét là vị thần của sa mạc, bão tố và bạo lực. Thần này rất ác, giết chết anh trai (thần Osiris) để giành quyền cai trị Ai Cập…

Có một điểm mang tính mẫu số chung giữa các nền văn hóa (kể cả ác cảm cũng như thiện cảm) là thần sấm sét luôn mang tính biểu tượng hai mặt vừa khai tử vừa tái sinh, vừa sợ hãi vừa kính nể, vừa ghét, vừa yêu... Vì đơn giản là sét đánh gây tai họa, làm sợ hãi rồi mang mưa to gió lớn đến gây lụt lội nhưng đang hạn hán mà có tiếng sấm tức báo hiệu sắp mưa thì lại đem đến sự may mắn, niềm vui mừng.

Với văn hóa Việt thì trong biểu tượng tiếng sấm có một quan niệm khá hài hòa, uyển chuyển... Thần Sấm của ta vừa thiêng liêng, cao xa vừa gần gũi, đời thường. Trong hệ thống “tứ pháp” (Pháp Vân – Thần Mây; Pháp Vũ – Thần Mưa; Pháp Lôi – Thần Sấm; Pháp Điện – Thần Chớp) tuy là thần (thiêng) nhưng đều được thờ ở các chùa Bà dân giã (như Pháp Lôi thờ ở chùa Bà Tướng). Trong cổ tích, truyền thuyết, truyện Nôm... Thiên Lôi là biểu tượng của công lý. Thằng Lý Thông tàn ác nên bị Thiên Lôi cho một lưỡi tầm sét rồi hóa kiếp thành con bọ hung. Truyện Nôm “Phạm Công - Cúc Hoa” có kẻ bạc ác bất nhân là Tào Thị được cho về quê quán, cũng như Lý Thông bị Thiên Lôi đánh chết!

Nhưng Thần Sấm cũng bị “tầm thường hóa”. Chả là vì tính tình nóng nảy lại mải chơi nên nhiều khi Trời sai việc này lại làm việc khác, có khi đánh lầm cả người lương thiện. Thế nên có lần thần bị anh nông dân lừa bằng cách đổ chất nhờn lên mái nhà. Thiên Lôi ta hung hăng cầm búa xuống định “trừng phạt” nên bị trượt chân ngã, thế là bị anh nông dân nọ đánh cho một trận đau nên thân! Thì ra có là người trời, có vũ khí, có sức mạnh nhưng vẫn chịu thua anh nhà quê Việt mưu trí, dũng cảm...

Với quan niệm của nền văn minh nông nghiệp nên nhiều thần thoại của dân tộc Việt coi gà trống là tướng Nhà Trời có nhiệm vụ trừng phạt Thiên Lôi vì tội trái lời. Lần ấy Trời bắt Thiên Lôi chịu phạt phải nằm im ở một góc rừng để thỉnh thoảng gà đến mổ một cái thật đau. Đến khi thoát tội Thiên Lôi còn giật mình sợ hãi khi nghe thấy tiếng gà. Từ đó dân gian nuôi gà trống để dọa sét...!!!

Là người nông dân, ai cũng biết câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Lúa chiêm gieo vào tháng giêng, gặt vào khoảng tháng năm, tháng sáu âm lịch. Khoảng tháng 3 mùa mưa bắt đầu, có tiếng sấm, tức có mưa, lúa sẽ tốt nhanh. Thế là lúa thì “phất cờ”, còn người – tác giả dân gian thì “mở cờ” trong bụng, cảm ơn trời đất, cảm ơn sấm mưa!

“Truyện Kiều” có 4 lần tiếng sấm xuất hiện hầu như cùng nghĩa của dân gian. Mụ quản gia khuyên Kiều: “Kẻo khi sấm sét bất kỳ/ Con ong cái kiến kêu gì được oan” (câu 1757, 1758). Từ Hải nổi giận: “Từ công nghe nói thủy chung/ Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang” (câu 2296, 2297). Kiều biết ơn Từ Hải: “Trộm nhờ sấm sét ra tay/ Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi” (câu 2423, 2424). Từ Hải có uy vũ của sấm sét: “Thừa cơ trúc chẻ ngói tan/ Binh uy từ ấy sấm ran ra ngoài” (câu 2439, 2440). Chỉ nhìn từ góc độ chữ này cũng cho thấy Từ Hải là biểu tượng của sức mạnh, công lý!

Nhìn chung mã văn hóa tiếng sấm là biểu trưng cho uy lực, sức mạnh, sự thay đổi bất ngờ... Với tư cách một hình tượng nghệ thuật tiếng sấm vọng cả vào văn học hiện đại. Nhưng có lẽ sự ám ảnh bởi tư duy biểu tượng truyền thống mà nhiều khi bị hiểu thiên lệch, gán ghép đẩy ý nghĩa hình tượng đi quá xa. Ví như bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Thi phẩm là sự cảm nhận tinh tế về bước đi của thời gian trong sự thay đổi không gian cuối hạ đầu thu: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”. Sương thu mơ màng giăng mắc: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”. Mây hờ hững vô tư: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Có tiếng sấm vừa đủ nghe: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”. Đây chỉ là tiếng sấm tự nhiên nhưng rất nhiều sách (cả sách giáo viên) lại hiểu theo nghĩa biểu tượng chỉ “bão táp, giông gió cuộc đời” mà con người trải qua, thì phải chăng là suy diễn, áp đặt (?!).

Nguyễn Thanh Tú

Tin theo lời dụ dỗ, hứa hẹn ngon ngọt của các đối tượng xấu về một cuộc sống sung sướng nơi “miền đất hứa”, một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia, Thái Lan… để rồi vỡ mộng trong hối hận. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện không mới, nhưng đánh trúng tâm lý nên nhiều người vẫn dính “bẫy” và khi họ nhận ra rằng, không đâu bằng quê hương, buôn làng mình...

Từ nay đến 17h ngày 28/7, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không giới hạn số lần. Các chuyên gia tuyển sinh lưu ý, để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích, thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng, cũng không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường theo kiểu “bỏ hết trứng vào một giỏ”.

Ẩn sau vỏ bọc doanh nhân đá quý thành đạt trên mạng xã hội, Nguyễn Mạnh Tuấn - kẻ từng bước chân vào thế giới ngầm đang lặng lẽ điều hành một đường dây ma túy xuyên tỉnh, tinh vi và nguy hiểm bậc nhất. Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang chỉ là lớp son giả tạo che giấu sự thật rùng rợn phía sau - một trùm ma túy liều lĩnh, sẵn sàng nổ súng để thoát thân.

Đầu tháng 7/2025, trên mạng xã hội lan truyền video clip về một cô gái bị người bán trà đá xua đuổi khi đứng trên vỉa hè Bến xe Mỹ Đình, TP Hà Nội. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận và cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử phạt người bán trà đá 2,5 triệu đồng vì hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá, mưa, bão số 3 không có thiệt hại về người nhưng gây hư hỏng hạ tầng giao thông, cây trồng, vật nuôi ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Giữa lúc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khả năng về một vòng đàm phán mới, dự kiến diễn ra trong hai ngày 24-25/7 tại Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Dù Moscow và Kiev đều tuyên bố sẵn sàng đối thoại, giới quan sát cảnh báo những khác biệt quá sâu sắc về lợi ích và lập trường khiến con đường đến hòa bình còn nhiều chông gai.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.200 km, trong đó trục dọc có 3 tuyến với chiều dài 600km và trục ngang có 3 tuyến với khoảng 600km. Ngoài tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đã đưa vào khai thác dài 120km, các tuyến còn lại như: Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ – Sóc Trăng, Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Cao Lãnh - An Hữu đang được đầu tư, đẩy nhanh tiến độ để sớm "về đích".

Trong lịch sử kinh tế Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) luôn giữ vai trò trung tâm trong việc điều tiết chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định của đồng USD và kiềm chế lạm phát. Với cơ chế hoạt động độc lập, Fed thường đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu kinh tế, không phụ thuộc vào áp lực chính trị. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Fed Jerome Powell trở thành tâm điểm chú ý của thị trường quốc tế. Các khác biệt về quan điểm chính sách, đặc biệt liên quan đến lãi suất và định hướng phát triển kinh tế, đã tạo nên nhiều thảo luận về cách thức điều hành của Mỹ trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.

Giải bóng đá nữ Đông Nam Á sắp tới dự báo sẽ khó khăn hơn với đội tuyển nữ Việt Nam. Thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mục tiêu giành chức vô địch.

Được đón nhận trở về quê hương bằng tấm lòng bao dung, ấm áp, nhiều người lầm lỗi đã từ bỏ suy nghĩ nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu và yên tâm làm ăn, chăm lo gia đình để cùng giữ gìn sự bình yên cho buôn làng. Và hơn ai hết, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để họ quay về, giúp họ thấu hiểu về sự đúng đắn, nhân văn trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các chuyên gia khí tượng dự báo, hôm nay ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm, cần đề phòng sạt lở, lũ quét sau bão.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.