Trứng - hơn một biểu tượng về sự sống

08:38 01/09/2023

Một giả thuyết có sở cứ cho rằng Hai Bà Trưng xuất thân từ làng dệt lụa truyền thống nên nghề nghiệp in dấu trong cái tên Trứng Chắc (tổ kén có trứng chắc), Trứng Nhì (tổ kén có trứng thứ nhì). Danh từ Trưng Trắc, Trưng Nhị có thể được gọi phiên theo âm tiếng Hán.

Còn chính sử (cả ta và Trung Quốc) ghi ngày 30/1/41 (lịch âm năm Tân Sửu), Trưng Trắc xưng vương dấy quân khởi nghĩa chiếm đánh các thành quách quân Hán. Như điểm khởi đầu của thác nước mạnh mẽ, sự kiện đã tạo thành dòng mạch của tinh thần quật khởi, bản lĩnh tự quyết, của ý chí không chịu khuất phục ngoại bang. Vì thế, các thời đại sau đều tôn trọng, đề cao, coi đó là điểm tựa của lòng yêu nước, lòng quả cảm, lòng tự tôn dân tộc. Ngày nay, hầu hết các địa phương trên dải đất Việt đều có tên địa danh, đường phố... mang tên Hai Bà Trưng như là một cách nhớ ơn, tôn vinh, học tập.

Tranh Đông Hồ.

Nhưng tên gọi Hai Bà Trưng gắn liền với cuộc khởi nghĩa vĩ đại có thể còn mang một chiều sâu biểu tượng nào khác?

Trong nhận thức chung của nhân loại trước nay, trứng là biểu trưng cho sự hoài thai, sinh nở, cho sự bắt đầu, khai sinh, nguyên thủy. Truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" kể bà Âu Cơ sinh ra cái bọc có trăm trứng nở ra một trăm con… Câu chuyện này ăn sâu vào tâm thức Việt thiêng liêng đến mức đi suốt đời bất cứ ai.

Không chỉ ở người Kinh mà có ở tập quán nhiều dân tộc của Việt Nam là người ta thường "hỏi thăm" "bà đẻ" bằng chục quả trứng gà vừa để bồi dưỡng vừa ngầm gửi một mong muốn "Mẹ tròn con vuông" may mắn, bình an, thuận lợi. Khi có người "về trời" sẽ cúng bằng "bát cơm quả trứng" với quan niệm phần lòng đỏ quả trứng là Âm, lòng trắng là Dương. Trường hợp này quả trứng mang tính biểu tượng rõ nhất cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống mãnh liệt. Người sống cầu mong người chết sẽ "đầu thai" vào kiếp khác tốt đẹp hơn.

Lại có trường hợp ý nghĩa biểu tượng mạnh đến mức lấn át cả chi tiết để lái câu chuyện sang bến bờ ý nghĩa mới. Bài ca dao "Mười cái trứng", theo lôgich câu chuyện thì đó là bi kịch: cả mười cái trứng đều hỏng, hoặc bị ung hoặc nở ra thì con diều tha, con quạ bắt. Mất hết. Nhưng câu cuối thật mạnh mẽ nâng bài thơ dậy: "Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".

Nếu vậy vẫn chưa đủ để khái quát một phẩm chất lạc quan, sâu xa hơn cần truy tìm ý nghĩa biểu tượng trong lịch sử văn hóa, thậm chí đó mới là cái điểm tựa cơ bản để tìm ra bản chất vấn đề, tức phải soi bằng ánh sáng biểu tượng mang tính mẫu gốc: Gà mẹ sẽ đẻ ra trứng mới, sự sống mới lại được tái sinh. Từ điểm nhìn này cho phép cách hiểu tên gọi Hai Bà Trưng còn mang ý nghĩa: sự kiện Hai Bà khởi nghĩa đã mở ra một thời đại mới tự chủ, tự cường, tức khai sinh ra một sự sống mới, không chỉ cho một người mà cho cả dân tộc, cho cả lịch sử và thời đại!

Trong "Đẻ đất đẻ nước", người Mường quan niệm trứng "đẻ" ra mọi vật: "Thả một trứng lên trời/ Nở ra ông thần Chớp/ Ném một trứng lên trời/ Nở ra ông thần Mây…". Trứng ấy do cặp bố/mẹ (trống chim Tùng/mái chim Tót) sinh ra. Trong "một nghìn chín trăm mười chín trứng tốt" thì có những quả "trứng chiếng" (trứng ung), "trứng pỏ" (trứng thiếu/không đầy). Cuối cùng nhờ chim trống "tào trào" và chim mái "chiền chiện" (những loại chim huyền thoại) thì "trứng chiếng", "trứng pó" mới chịu nở: "Bỗng thấy nứt trứng pỏ/ Thấy nở trứng chiếng/ Nghe lao nhao tiếng Kinh…/ Nghe xôn xao tiếng Thái…". Thế là trứng đã nở ra các tộc người trên đất Việt. Tại sao trứng nở tốt lại gọi là "trứng ung", "trứng thiếu"? Rất có thể liên quan đến tập quán gọi con (mới đẻ) bằng cái tên xấu (như người Kinh) để khỏi bị ma quỷ bắt?!

Nhìn rộng ra trên thế giới thì hầu như nước nào cũng có biểu tượng trứng mang ý nghĩa sự sống. Người phương Đông nào cũng biết đến hình tròn âm dương, gọi chữ là Thái cực đồ - một vòng tròn, gồm hai nửa đen (âm) đỏ (dương) đối xứng ôm khít lấy nhau. Trong phần này (âm) lại có một chấm tròn đối lập (dương). Quả trứng chính là một mô hình thu gọn của Thái cực đồ!

Thần thoại "Bàn Cổ" của Trung Quốc đã có hình tượng quả trứng vũ trụ. Mỗi ngày nhân vật Bàn Cổ được miêu tả thường thức dậy trong vỏ trứng. Ngày nay giới khảo cổ Trung Quốc cho biết khi khai quật mộ cổ nếu mộ nào có trứng (đựng trong khay, trong hũ) thì đó là một biểu hiện đẳng cấp của người chết, thường là nhà giàu hay có vị thế quan lại.

Người Hy Lạp cổ đại cũng đặt trứng trong những ngôi mộ hoặc chôn theo những ổ trứng bên cạnh mộ. Người Maori cổ đặt vào tay người chết một quả trứng trước khi chôn. Một bộ phận người Do Thái đến nay vẫn còn giữ tập tục ăn trứng sau đám tang với ý nghĩa biểu thị cho sự mất mát (ăn đi) và cuộc sống tái sinh (trứng sẽ nở sự sống mới). Người Triều Tiên có thần thoại về người đẻ trứng mà những vị vua sáng lập ra các vương quốc Goguryeo, Gaya, Silla được sinh ra từ những quả trứng.

Ngày nay ở Úc, thổ dân Dreamtime vẫn còn quan niệm quả trứng là biểu tượng của mặt trời. Một vị thần lấy một quả trứng từ trong tổ ném lên trời. Lòng đỏ của quả trứng đập vào gỗ, bắt lửa và biến thành mặt trời. Một vài bộ lạc sinh sống tại quần đảo Society thuộc Nam Thái Bình Dương còn lưu giữ thần thoại về người tạo ra thế giới là Ta'aroa cũng sinh ra từ một quả trứng, trứng vỡ ra làm đôi hình thành trời và đất. Ngày nay trò chơi ném Boomerang (một vật chơi bằng gỗ thường có hình tam giác) vẫn rất phổ biến của thổ dân châu Úc: người chơi ném nó quay một vòng trong không gian rồi nó trở về đúng vị trí cũ. Thậm chí chính xác đến mức chém vỡ đôi quả trứng người chơi đặt trên đầu. Mà quả trứng là biểu trưng cho vũ trụ. Người nào tài năng ném vỡ quả trứng ấy tức đã chinh phục được vũ trụ!

Theo các chứng tích khảo cổ học, quả trứng lâu nhất được tìm thấy ở châu Phi (khoảng 60.000 năm). Từ thời cổ Ai Cập và các nền văn hóa sớm nhất của vùng Lưỡng Hà, trứng đã sớm có ý nghĩa về sự sống và tái sinh và với cả vương quyền. Người ta tìm thấy trứng đà điểu được trang trí và bọc vàng, bạc, thường được đặt trong mộ của người Sumer và Ai Cập cổ, có niên đại khoảng 5.000 năm trước.

Trứng Phục sinh.

Nhiều tôn giáo cũng quan niệm trứng là biểu tượng của sự sống, tiêu biểu là Kito giáo. Thuật ngữ "Easter Egg" có nghĩa là "quả trứng phục sinh", một loại trứng được sử dụng trong ngày lễ Phục sinh - ngày lễ trọng của Kito giáo. Đó là một biểu tượng truyền thống về khả năng sinh sản và tái sinh. Người ta lấy trứng rồi đem nhuộm hoặc sơn vỏ, hoặc làm giả trứng bằng kẹo sôcôla bọc trong giấy bạc, hoặc trứng đẽo bằng gỗ, bằng nhựa rồi trang trí các hoa văn rất đẹp.

Chiểu theo thánh tích đạo Kito thì trứng Phục sinh tượng trưng cho ngôi mộ trống của Chúa Giê-su mà từ đó Ngài sẽ sống lại. Thời cổ xưa trứng Phục sinh được nhuộm màu đỏ biểu trưng cho máu của Chúa khi bị đóng đinh, ngày nay thì màu sắc trứng đa dạng hơn nhiều. Lễ Phục sinh được tổ chức để tưởng niệm ngày Chúa Giêsu tỉnh dậy sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Người lớn luộc trứng và trang trí chúng với nhiều màu sắc rực rỡ rồi mang giấu ở ngoài vườn để lũ trẻ thức dậy đi tìm trứng (tức đi tìm sự sống mới) với niềm háo hức hân hoan.

Quay trở về tập quán văn hóa của ta, cái nét riêng về trứng so với thế giới là dùng trứng gà, từ đời thường (thăm hỏi, lễ tết) đến tâm linh (thờ cúng). Từ điểm nhìn này cho thấy "Sự tích trăm trứng" gắn liền với "Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ" đã ra đời từ rất lâu, chung môtif "trứng" (nói chung) với thế giới cổ đại. Sau này khi nghề cấy lúa trở thành nghề chính thì xứ ta là xứ nông nghiệp, hầu như nhà nào cũng nuôi gà nên gà trở nên thân thiết rồi được nâng lên mức thiêng hóa (như trong một vài thần thoại).

Hơn nữa, sau này Nho giáo phương Đông xếp gà (trống) vào loại "quân tử" có nhiều "hiểu biết", biết sự sáng tối của trời đất, biết gọi mặt trời mọc, biết báo cho con người bình minh sắp đến… Mà mặt trời thì luôn "thiêng". Là "sứ giả" giữa trời và người nên tất yếu con gà cũng "thiêng". Hơn nữa gà đẻ trứng để tạo dựng một sự sống mới nên càng được kính trọng. Đi vào nghệ thuật hội họa, gà trống tượng trưng cho sự no đủ, may mắn, đàn gà mẹ con quấn quýt nhau biểu trưng cho gia đình hạnh phúc, viên mãn.

Ngày nay thành ngữ "Gà đẻ trứng vàng" mang tầm phổ quát quốc tế có ở mọi quốc gia chỉ một bộ phận (chi nhánh) trực thuộc luôn có khả năng cho ra đời những sản phẩm tốt, mới tạo ra dòng lãi cao, ổn định…

Nguyễn Thanh Tú

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文