Về Bạc Liêu nghe câu ca tiếng đờn

07:49 01/04/2023

Còn nhớ, đã có lần tôi dược nghe nói rằng: "Hễ đã là người miền Tây thì ai ai cũng biết ca vọng cổ", câu nói ấy đã hàm chứa hai tinh thần. Tinh thần thứ nhất có thể hiểu mảnh đất Tây Nam bộ là quê hương của điệu vọng cổ. Tinh thần thứ hai nói lên  "vọng cổ" là một điệu hát rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Vọng cổ Bạc Liêu

Còn nhớ, đã có lần tôi dược nghe nói rằng: "Hễ đã là người miền Tây thì ai ai cũng biết ca vọng cổ", câu nói ấy đã hàm chứa hai tinh thần. Tinh thần thứ nhất có thể hiểu mảnh đất Tây Nam bộ là quê hương của điệu vọng cổ. Tinh thần thứ hai nói lên  "vọng cổ" là một điệu hát rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Trong một lần cùng đoàn nhạc sĩ về Bạc Liêu công tác. Tôi đem thắc mắc: “Sao lại gọi là vọng cổ Bạc Liêu?". Nghệ nhân ưu tú Đỗ Ngọc Ẩn ông Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bạc Liêu nói: "Mời các anh các chị ra xe. Chúng ta sẽ đến một nơi cho câu trả lời". Xe chạy vòng vòng qua mấy đường phố trong thành phố Bạc Liêu thì dừng lại trước một cổng lớn. Dòng chữ trên đầu cổng ghi rõ "Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu".

Ông Ẩn cho biết thêm: "Hôm nay là ngày khai mạc Liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Bạc Liêu. Mời các anh chị vào dự". Khu lưu niệm này nằm ngay trên đường Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình là địa phương kết nghĩa với tỉnh Bạc Liêu từ hồi chống Mỹ) và có khuôn viên khá rộng, diện tích 1,2ha. Ông Ẩn tủm tỉm cười: "Khu lưu niệm được xây dựng năm 2008, "trên nền" đất của gia đình Nhạc sĩ Cao Văn Lầu".

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu dẫn chúng tôi vào trong khuôn viên, ông Quang chỉ tay vào một khu mộ có bốn ngôi mộ ốp đá và cho hay: "Khi tiến hành nâng cấp mộ phần, với sự đồng ý của gia đình, chúng tôi đã di bốc phần mộ hai cụ thân sinh của nhạc sĩ từ Long An về đây. Khu mộ này vốn là vườn nhà của nhạc sĩ Cao Văn Lầu". Giờ chúng tôi mới ớ ra vì sao lại có chuyện Khu lưu niệm này xây dựng "trên nền" đất của gia đình người nhạc sĩ nhiều giai thoại.

Đoàn công tác bên tượng đài nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1890, ông vốn quê ở tỉnh Long An, chẳng hiểu duyên trời se thế nào mà chàng nhạc sĩ trẻ ấy "dạt" về Bạc Liêu và "mê mệt" cô gái Trần Thị Tấn, người Bạc Liêu". Theo đó, sau khi nhận được "cái gật đầu" của cô Trần Thị Tấn, chàng nhạc sĩ trẻ Cao Văn Lầu dẫn cô về làm dâu con cha mẹ mình. Nhưng hiềm nỗi, đã ba năm chung nhà nhưng cô Tấn vẫn chưa có thai, điều này "trái" với mong muốn của cha mẹ chàng nhạc sĩ và họ đã nói: "Tam niên vô tử bất thành thê". Câu nói ấy đã khiến chàng Lầu và cô Tấn phải chia ly.

Nhưng thẳm sâu trong lòng cả anh Lầu lẫn cô Tấn đều "Không thể nguôi ngoai nhớ nhau". Có lẽ nỗi nhớ nhau luôn dằn vặt trong lòng mà nên chàng nhạc sĩ trẻ Cao Văn Lầu đã "thổn thức" mà bật lên bài ca "Dạ cổ hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng). Tên của bài hát như nói lên tình cảm của cô Tấn đối với chàng Lầu: "Chàng hỡi chàng có hay/ Đêm thiếp nằm luống những sầu tây/ Biết bao thuở đó đây sum vầy/ Duyên sắt cầm đừng lạt phai/ Thiếp cũng nguyện cho chàng/ Nguyện cho chàng hai chữ bình an/ Mau trở lại gia đàng/ Cho én nhạn hiệp đôi". Và như một "linh ứng" sau khi bài ca ra đời thì đôi trẻ được trở lại với nhau khi cô Tấn có thai. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và cô Tấn tuy phải chia ly nhưng họ thường "lén lút" qua lại. Ông bà sau này có với nhau 7 người con gồm 5 trai và 2 gái".

Lời bài "Dạ cổ hoài lang" được nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác năm 1920, dựa trên "nền" nhạc ngũ cung "xê xang xê cống". Đây là điệu nhạc mà những tay đờn miền Tây hồi đó thường hay tự ngâm nga để nói thay lòng nhớ quê xa.

Từ bài ca nói lên tâm trạng riêng, bài "Dạ cổ hoài lang" nhanh chóng lan rộng khắp miền Tây, dần lan tới tận Bắc. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Mộng Long, con trai soạn giả cải lương nổi tiếng Quy Sắc (Nguyễn Phú Quý), thành viên trong đoàn chúng tôi, cho hay: "Năm 1934, cố nghệ sĩ Lư Hoa Nghĩa (thân phụ của cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga) đã chuyển bài "Dạ cổ hoài lang" thành bài "Vọng cổ". Và đến năm 1936, cố nghệ sĩ Năm Nghĩa đã sửa thành 16 nhịp. Khoảng đầu năm 1951, cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã phát triển thành bài vọng cổ 32 nhịp, mà đa số nghệ sĩ cải lương hiện nay vẫn hát. Do xuất phát từ bài "Dạ cổ hoài lang" nên "Vọng cổ" cũng còn được gọi là "Vọng cổ Bạc Liêu".

Ông Long nói thêm: "Trong sân khấu cải lương. Một thể loại diễn ca kịch trường ra đời năm 1917, thì khi điệu Vọng cổ ra đời nó đã nhanh chóng trở thành "không thể thiếu" trong sân khấu cải lương. Và nói tới cải lương là nhắc tới câu vọng cổ làm say mê bao nhiêu triệu con tim Việt Nam, do tính chất mùi mẫn lúc trình diễn, cũng như tự do ngân dài mỗi đầu câu của người hát".

Và Đờn ca tài tử

"Vậy còn đờn ca tài tử là gì?". Tôi hỏi thêm sau khi đã "tường tận" về Vọng cổ. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Mộng Long lại giảng giải: "Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ nhã nhạc ngoài Trung, khởi nguồn từ Nhã nhạc cung đình Huế, có kết hợp với văn hóa dân gian từ trong đời sống nhân dân lao động. Khi "Mang gươm đi mở cõi", những người dân di dời vào vùng đất phương Nam làm cuộc khẩn hoang vĩ đại, đã mang theo các nhạc cụ cùng những câu hát quê hương".

Một số hình ảnh biểu diễn đờn ca tài tử ở sân khấu liên hoan, khu du lịch và tại thôn ấp. 

Chúng tôi cùng ồ lên thích thú khi "tưởng tượng" ra trước mắt mình hình ảnh trong những đêm thanh vắng hay sau giờ lao động những người dân "ly quê" ấy lòng vẫn không "ly hương", họ có thể một mình hoặc cũng có thể là một nhóm người cùng ngồi trong lán dựng tạm hay ngồi trên xuồng ghe lênh đênh trên mặt nước, người dân "ly quê" ấy đã trông về phía Bắc trong nỗi nhớ quê nhà, mà tự thân cất lên tiếng hát, tự thân tấu lên bản nhạc. Đó là những câu hát đượm buồn, nhớ nhung da diết.

 Đờn ca tài tử được hình thành từ đó, cách đây hơn trăm năm. Chữ "tài tử" ở đây là để chỉ về "tính nghiệp dư" và "tính tự do sáng tạo" của những người "nghệ sĩ nông dân". Trong thực tế, "tài tử" cũng còn có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ thuật để kiếm kế sinh nhai, mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.

Thực chất thì Đờn ca tài tử "Là loại âm nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ, như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, hay sau khi thu hoạch mùa vụ và thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng". Ông Mộng Long bổ sung:  "Ban nhạc đờn ca tài tử thường dùng 5 loại nhạc cụ nên còn gọi là ban ngũ tuyệt. Bao gồm: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ. Còn về trang phục, biểu diễn thì những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên chỉ mặc quần áo thường ngày. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn".

Được biết, vài năm trở lại đây nhằm giữ gìn và phát huy "loại hình âm nhạc" có tính dân gian này và cũng để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch nên những nhóm Đờn ca tài tử nhỏ lẻ đã liên kết lại thành những Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở các xã, huyện mang tính bán chuyện nghiệp.

NSƯT Nguyễn Ngọc Ẩn cho hay: "Tại tỉnh Bạc Liêu thì các câu lạc bộ đờn ca tài tử đã hoạt động khá tích cực với hàng ngàn nghệ nhân dân gian. Hàng năm tỉnh còn tổ chức những cuộc liên hoan như cuộc liên hoan hôm nay các anh chị được tham dự đấy. Cách thức này đã "kích thích" các CLB hoạt động được thường xuyên và trở thành không thể thiếu trong đời sống văn hóa ở địa phương. Đồng thời qua đây phát hiện những tài năng và là cơ sở để tôn vinh những cá nhân xuất sắc".

Ông Ẩn mỉm cười: "Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú mà tôi và nhiều nghệ nhân dân gian đã được trao và sẽ còn trao thêm cho nhiều người nữa đều xuất phát từ phong trào văn hóa quần chúng thông qua Câu lạc bộ đờn ca tài tử đấy". Được biết, năm 2013, "Đờn ca tài tử" được UNESCO vinh danh là "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại".

Nguyễn Trọng Văn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文