5 robot thời cổ đại
- Những cảnh sát robot
- Robot phụ lái Boeing 737 thành công trên phần mềm mô phỏng
- "Cánh tay robot" đạt giải Ba tại Mỹ dù hai lần bị từ chối cấp visa1
- Nga "khoe" robot có khả năng bắn súng bằng hai tay
1. “Robot ba bánh” đầu tiên
Tìm kiếm tài liệu chứng minh nguồn gốc robot đầu tiên là một việc vô cùng khó khăn, song những robot thực tế đầu tiên có vào năm 60 sau Công nguyên. Đó là robot của một kỹ sư người Hy Lạp có tên Hero. Robot này còn khá thô sơ và trông như một chiếc xe 3 bánh, có thể chở 3 hình nộm trong các buổi biểu diễn trên sân khấu.
Xe chuyển động nhờ sợi dây quấn quanh trục xe và được tăng trọng ở đầu bên kia. Tùy cách quấn sợi dây mà người ta có thể điều khiển chiếc xe tiến hoặc lùi, hoặc có thể vừa tiến vừa lùi. Việc sử dụng 2 sợi dây và luân chuyển các hướng đi còn cho phép chiếc xe chạy vòng tròn được. Các vòng tròn được tính toán để chiếc xe có thể chạy theo một lộ trình phức tạp nếu cần.
Robot 3 bánh. |
Nói chung, mẫu hình này vẫn còn khá sơ khai nhưng nó vẫn có thể được coi là một robot vì khả năng tự chuyển động. “Ngôn ngữ lập trình” của robot đầu tiên này được ghi lại trong các bài viết của Hero và những cộng sự của ông.
2. Robot sư tử của Da Vinci
Leonardo Da Vinci không chỉ là một họa sĩ thiên tài mà ông còn được biết đến là một nhà phát minh kiệt xuất của nhân loại với những ư tưởng đi trước thời đại…
Chuyện kể rằng, vào năm 1517, Da Vinci đã thiết kế một con sư tử máy cho vua Pháp để chào mừng liên minh mới giữa Pháp và Florence. Ông đã thiết kế một cánh cửa nằm trong lưng con sư tử với đầy hoa để chào đón nhà vua, có lẽ vì ông cần một cái gì đó để nhà vua không sợ khi tiến lại gần chú robot sư tử này.
Robot sư tử của Da Vinci. |
Chú robot sư tử của Da Vinci không tồn tại tới ngày nay, nhưng bản phác thảo cơ chế hoạt động của nó cho phép các nhà thiết kế hiện đại có thể hình dung ra được chú robot như thế nào. Cái tay quay (giống đồng hồ lên dây cót cũ) sẽ làm cho con sư tử đi được 10 bước. Không những có thể đi lại, nó còn có thể xoay đầu, há miệng và lắc lắc cái đuôi lên xuống.
3. Karakuri ningyo
Sẽ là một thiếu sót khi nói đến robot mà không nhắc đến Nhật Bản. Các robot Nhật Bản đầu tiên được chế tạo trong giai đoạn 1603-1868, được gọi là karakuri ningyo, làm bằng gỗ, dây cót và bánh răng. Các robot này được chế tạo dựa theo công nghệ chế tác đồng hồ của phương Tây. Các karakuri ningyo được mô tả giống như con rối hoặc búp bê với tính di động hạn chế. Chúng thường được thiết kế để giải trí bằng cách thực hiện các nhiệm vụ nhỏ, xa lạ với những con robot lớn mà chúng ta biết ngày nay.
Karakuri ningyo. |
Có 3 loại karakuri ningyo: butai karakuri dùng trong sân khấu kịch, zashiki karakuri dùng trong nhà, và dashi karakuri dùng cho các buổi trình diễn trong các lễ hội tôn giáo.
Phổ biến nhất ở thời kỳ này là zashiki karakuri, robot có thể phục vụ rót trà cho khách. Để kích hoạt con karakuri, người ta sẽ đặt chiếc đĩa có chén trà lên 2 tay nó. Sức nặng của đĩa trà sẽ khiến bánh xe lăn và giúp nó chuyển động thẳng tới trước, 2 chân gắn ở bên hông hoặc bên dưới sẽ chuyển động trông như nó đang bước đi. Đi tới chỗ khách, robot sẽ dừng lại và cúi đầu. Khi khách uống xong, trả tách lại, robot mới ngẩng đầu lên và mang đồ đi.
4. Robot nhà Jaquet-Droz
Nhà Jaquet-Droz ở Pháp chế tạo rất nhiều robot trong những năm 1700. Lúc đầu những con robot này được chế tạo để quảng cáo và thúc đẩy việc kinh doanh đồng hồ. Đến nay còn 3 con robot vẫn hoạt động tốt:
Robot “The Musician” (nhạc sĩ) là một phụ nữ chơi đàn organ. Khi đánh đàn, cánh tay và ngón tay của robot chuyển động uyển chuyển, và nếu nhìn gần bạn sẽ thấy ngực của nó phập phồng như đang thở. Đến nay, nữ nhạc sĩ robot này vẫn chơi nhạc, nhưng nhạc cụ không còn là chiếc đàn organ nữa.
Robot nhà Jaquet-Droz. |
“The Draughtsman” (người phát họa) là một robot có khả năng vẽ. Chúng được lập trình để vẽ 4 hình khác nhau (2 hình có thể nhìn thấy ở đây). Anh chàng họa sĩ này thỉnh thoảng còn có thể nhổm người lên hoặc thổi vào đầu bút chì.
Cuối cùng, “The Writer” (nhà văn) là robot được lập trình để có thể viết chữ. Bạn có thể ra lệnh cho nó viết bất kỳ chữ gì miễn nó chỉ gồm 4 chữ cái. Nó thỉnh thoảng biết chấm bút vào bình mực, lắc hông và khi viết mắt nó nhìn theo những gì nó viết trên trang giấy.
Cả 3 robot này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Musée d'Art et d'Histoire.
5. Hổ Tipu
Lai lịch chính xác của “hổ Tipu” không ai biết. Người ta chỉ biết rằng nó được chế tạo cho Tipu Sultan, người cai trị Vương quốc Mysore của Ấn Độ, vào khoảng thế kỷ 18. Năm 1799, binh lính Anh đã mang nó về London.
Cỗ máy này mô tả một con cọp đang vồ một người phương Tây, với kích cỡ tương đương người thật. Một cánh tay của người đàn ông có thể cử động yếu ớt để chống cự. Thỉnh thoảng, anh ta gào khóc, còn con hổ thì gầm gừ. Tipu rất thích cỗ máy này đến nỗi nó trở thành biểu tượng cá nhân của ông và ông mang nó tới mọi nơi.
Hổ Tipu. |
Bên trong cỗ máy có một cây organ nhỏ 18 nốt để giúp bạn điều chỉnh thanh âm kêu khóc của người đàn ông châu Âu. Tuy nhiên, thiết bị này đã bị chế tác lại sau khi được đưa về London và nay không còn như lúc đầu.