Afghanistan:

Chú rể cưới vợ xong phải kéo cày trả nợ trong nhiều năm

15:18 03/04/2018
Tổ chức đám cưới thường gây căng thẳng cho nhiều thanh niên Afghanistan. Họ phải vay mượn để lấy vợ và mất nhiều năm để trả nợ.


Đó là chuyện thường thấy ở Afghanistan, nơi đám cưới thể hiện lòng hiếu khách và sự tận tâm với gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, tổ chức đám cưới thường gây căng thẳng cho nhiều thanh niên Afghanistan. 

Họ phải vay mượn để lấy vợ và mất nhiều năm để trả nợ. "Mỗi đêm một đám cưới, không cần phải lo đói," là khẩu hiệu mà thanh niên Kabul, thủ đô Afghanistan, đều quen thuộc..

600 người không mời mà tới

Khi chú rể Shafiqullah bước vào hội trường đám cưới ở thủ đô Kabul, Afghanistan, anh ngạc nhiên thấy có thêm 600 khách không mời lạ mặt. Tuy nhiên, anh biết mình phải phục vụ họ. 

"Nếu tôi không mời họ ăn, đó là một sự sỉ nhục và khiến ngày cưới của tôi mất vui," Shafiqullah, 31 tuổi, nhân viên bán xe hơi, giải thích. Do đó, anh bảo lễ tân tại hội trường Kabul, nơi tổ chức đám cưới, tăng gấp đôi suất ăn đã đặt. 

Việc này khiến chi phí đám cưới đội lên gần 30.000 USD, số tiền tương đương cả gia tài nhỏ ở đất nước nghèo khó Afghanistan. Ở những quốc gia khác, các cặp đôi phải vất vả lắm mới mời được 500 khách đến dự tiệc cưới. Tuy nhiên, ở Afghanistan không có chuyện như vậy.

Tại Afghanistan, nhiều khách không được mời vẫn dự đám cưới.

Shafiqulla đã lên danh sách 700 khách mời từ 6 tháng trước. Ngoài khách nhà gái, anh còn mời "họ hàng của tôi, họ hàng của họ hàng tôi, hàng xóm, những người sống ở khu vực lân cận, và đương nhiên, là người làng, nơi tôi sống trước khi chuyển đến Kabul; 100-150 đồng nghiệp cùng công ty, và những nhân viên bán xe ở công ty khác nữa". 

Trong số 1.300 người có mặt ở đám cưới, anh phải rất vất vả mới nhận ra họ giữa những vị khách không mời mà đến. "Tôi không quen hơn một nửa số khách nhà trai", anh nói. 

"Đám cưới thật tuyệt, nhưng cũng đáng lo ngại, bởi lẽ họ là những người tôi chưa gặp bao giờ". Mặc dù vậy, anh vẫn dằn vặt vì "có vài người bạn than phiền không được mời dự đám cưới". Hàng đêm, đám đông hòa vào dòng người đi đám cưới ở Kabul được gọi là "toi paal", kẻ ăn chực. 

Tiệc cưới ở đây thường đầy ắp thịt cừu, thịt gà, cơm rang thập cẩm, sữa chua, trái cây và bánh pudding. Người dân ở đây vẫn bàn tán về đám cưới con trai út một phó chủ tịch thành phố cách đây vài năm. Ông này thuê hai hội trường cưới khổng lồ, cũng như hai khách sạn đẹp nhất Kabul, mời 4.000-7.000 khách đến dự.

Trăm khoản phí đổ đầu chú rể

Gần đây, Quốc hội Afghanistan đã thông qua một dự luật, giới hạn khách mời đám cưới ở mức 500 người. Dự luật được thanh niên Kabul hưởng ứng nhiệt liệt và đang chờ phê duyệt chính thức. Những người trẻ tuổi, không có bố làm quan to, là những người ủng hộ hăng hái nhất. 

"Tôi đề nghị tổng thống ký luật này", Jawed, 24 tuổi, bán vải ở một gian hàng nhỏ trong trung tâm mua sắm dưới tầng hầm, nói. "Tôi khẩn cầu ông ấy sớm ký luật này để những người như tôi có thể nhanh chóng lấy vợ". Nhiều trường hợp, chi phí làm đám cưới quá cao khiến người dân trì hoãn kết hôn trong nhiều năm.

Ahmad Walid Sultani, chủ sở hữu một cửa hàng văn phòng phẩm, nói rằng anh hy vọng một ngày nào đó, sẽ tự in thiếp mời cho đám cưới của mình, chứ không chỉ cho người khác. Anh đã đính hôn được 7 năm và đang tiết kiệm tiền để chi trả "cho tất cả các khoản quá mức cần thiết cho một đám cưới." 

Theo truyền thống ở Kabul, nhà gái không trả tiền tổ chức đám cưới. Gần đây, khi anh họ vợ chưa cưới của Sultani kết hôn, phía nhà gái đã mời đến 1.500 khách. Do đó, như mọi thanh niên khác, Sultani lo ngại rằng, họ thích tổ chức một đám cưới hoành tráng, vượt quá khả năng của anh.

Nhiều chú rể vác nợ sau cưới xin.
"Tôi hiểu rằng, khi lấy vợ, phía nhà gái sẽ đặt gánh nặng lớn lên tôi", anh nói. Khác với Sultani đã đính hôn trước khi tiết kiệm tiền lấy vợ, đối với nhiều thanh niên khác, trước khi tìm ý trung nhân, họ phải lo kiếm tiền trả cho đám cưới đã. 

"Tôi sẽ phải làm việc chăm chỉ trong thời gian dài trước khi đủ tiền lấy vợ", Fayaz, 19 tuổi, bán đĩa DVD lậu ngoài đường, nói. Cậu dự trù đám cưới sẽ tốn khoảng 8.500 USD. Để trả cho một đám cưới như vậy, đàn ông Kabul tìm cách vay mượn ngân hàng, anh chị em hoặc người thân. 

Họ thường trao đổi về viễn cảnh hậu đám cưới, trong đó, chú rể trẻ tuổi, ngay khi kết thúc hôn lễ phải sang Iran hoặc Dubai làm thuê kiếm tiền trả nợ. Và kết cục thường là, các ông chồng sau nhiều năm lao động xứ người, thân tàn ma dại hoặc tay trắng về nước. 

Tuy nhiên, thuê hội trường và tiền cỗ chỉ tốn một khoản nhỏ. Chú rể còn phải mua trang sức vàng tặng cô dâu. Ngoài ra, họ còn phải trả một số tiền nhất định cho nhà gái hoặc vợ chưa cưới để "mua dâu". Số tiền này là của hồi môn cho cô dâu. 

Trường Vân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文