Biệt đội nữ phi công Ấn Độ

21:24 13/12/2017
Hạ tuần tháng 11, lực lượng hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận một đội phi công nữ đầu tiên vừa tốt nghiệp Học viện Hải quân Ấn Độ. Trước đó một tháng, lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) cũng lần đầu tiên trong lịch sử cử 3 nữ phi công lái máy bay chiến đấu.


Theo tin từ tờ The Hindu Times, đội phi công nữ đầu tiên của hải quân Ấn Độ gồm 4 người, trong số 328 học viên vừa nhận bằng tốt nghiệp của Học viện Hải quân Ấn Độ. Trong số 4 nữ phi công nói trên, chỉ có Shubhangi Swaroop là người Ấn Độ và thuộc biên chế lực lượng chiến đấu của hải quân Ấn Độ. 

Ba nữ phi công còn lại, trong đó có 2 người là học viên nước ngoài, đến từ Tanzania và Maldives thì được chuyển về làm việc tại Cục Kiểm định vũ khí hải quân (NAI). Cũng theo tờ The Hindu Times thì Shubhangi Swaroop là người vùng Bareilly, Uttar Pradesh. Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Ấn Độ, Shubhangi Swaroop tiếp tục được huấn luyện tại Học viện Không quân Dundigal, Hyderabad.

Bộ 3 nữ phi công của lực lượng không quân Ấn Độ.

Chuẩn Đô đốc hải quân Sunil Lanba cho biết, đây là lần đầu tiên phụ nữ Ấn Độ tham gia vai trò phi công. Hãng tin Press Trust dẫn lời một quan chức cấp cao khác trong lực lượng hải quân Ấn Độ cho hay, những nữ phi công này sẽ được giao nhiệm vụ lái các máy bay săn ngầm hiện đại P-8I Poseidon do Mỹ chế tạo để truy tìm tàu chiến và tàu ngầm nước ngoài hoạt động trên Ấn Độ Dương. 

Mỗi một lần xuất kích, các nữ phi công Ấn Độ phải bay ít nhất là 4 tiếng, theo dõi các radar rà quét biển và cảm biến từ trường trái đất phát hiện tàu ngầm, chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa AGM-84L Harpoon Block II tấn công từ khoảng cách hơn 250km trên biển hoặc bằng thủy lôi hạng nhẹ Mk 54 (nếu cần). 

Ấn Độ đã mua 8 chiếc P-8I Poseidon của Mỹ với giá 2,1 tỷ USD và giao cho đơn vị không quân ở căn cứ INS Rajali, Arakonnam, gần thủ phủ Chennai, bang Tamil Nadu quản lý. 4 chiếc P-8I Poseidon mà hải quân Ấn Độ mới mua từ Tập đoàn Boeing sẽ được đưa về căn cứ không quân khác.

Phó Đô đốc AK Chawla, Cục trưởng Cục Quân lực của Hải quân Ấn Độ cho biết, mục tiêu của lực lượng này là thành lập biệt đội nữ phi công chiến đầu gồm 40 người, trong đó 30 nữ phi công sẽ được giao nhiệm vụ lái các máy bay Ilyushin Il-38 của Nga và Dornier Do-228 do Ấn Độ sản xuất theo cấp phép của chính quyền Moscow. 

"Các nữ phi công lái P-8 và Il-38 được điều khiển tất cả các thiết bị chủ chốt, kể cả hệ thống vũ khí. Họ sẽ là những chiến binh thực thụ giống như các đồng nghiệp nam nếu máy bay của họ phải nhận lệnh tấn công tàu ngầm hoặc tàu chiến đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột. Họ cũng sẽ phải đối diện với mối nguy hiểm thực sự khi máy bay của họ đứng trước nguy cơ bị tên lửa đối phương tấn công", Phó Đô đốc AK Chawla nói.

Ấn Độ tuyển thêm 800 nữ binh sĩ trong năm 2017.

Trước đó một tháng, ba cô gái gồm Avani Chaturvedi, Bhawana Kanth và Mohana Singh chính thức được phân bổ về Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) và trở thành những nữ phi công lái máy bay chiến đấu đầu tiên của quốc gia này. 

Trong cuộc gặp gỡ báo chí, Tư lệnh không quân Birender Singh  Dhanoa cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang cân nhắc để họ gia nhâp vào đội bay MiG-21 Bison. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ giúp trau dồi những kỹ năng của chính họ vì máy bay MiG-21 có nhiều tính năng điều khiển bằng tay hơn các dòng máy bay hiện đại khác". 

Tư lệnh không quân Birender Singh Dhanoa còn tiết lộ rằng, cả 3 cô gái này đã hoàn thành chương trình đào tạo vất vả cuối cùng kéo dài trong 3 tuần. Khi đó, họ chỉ được lái máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến Hawk hay được mệnh danh là "diều hâu" và từng lái thử chiếc MiG-21 Bison- một trong những máy bay chiến đấu mạnh mẽ nhất trong kho vũ khí Ấn Độ. 

Sau khi thành thục với MiG-21, ba nữ phi công chiến đấu này sẽ có cơ hội được trải nghiệm các máy bay phản lực khác. Lực lượng không quân Ấn Độ đã lên kế hoạch tuyển mộ thêm bộ 3 cô gái kế tiếp trở thành phi công tập sự và hướng tới vị trí phi công lái máy bay chiến đấu. 

Được biết, quyết định cho phép phụ nữ tham gia đơn vị tiêm kích chiến đấu được Chính phủ Ấn Độ thông qua hồi tháng 10-2015. Trước đó, không quân Ấn Độ được coi là lực lượng chỉ dành cho nam giới. 

Hồi tháng 9, sau khi trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman đã ra quyết định tuyển thêm 800 nữ binh sĩ trong năm 2017 và tăng tăng cường sự hiện diện của phái nữ trong quân đội bằng cách mỗi năm tiếp nhận khoảng 52 nữ quân nhân. 

Chi Anh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文