Bộ tộc có tục tự do đổi vợ trên đỉnh Himalaya

07:14 07/12/2017
Người Drokpa ở vùng Ladakh có truyền thống hôn nhau, quan hệ thể xác giữa đám đông và trao đổi vợ tự do thoải mái. 


Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2.500 người, sinh sống tại ba ngôi làng nhỏ trong thung lũng Dha-Hanu thuộc vùng Ladakh, nằm giữa Jammua và Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.

Không gây ảnh hưởng quan hệ mọi người

Thung lũng Dha-Hanu cách Leh, thủ đô vương quốc Ladakh của người Himalaya cổ 163 km về phía tây nam. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà sử học đã xác định người Drokpa là hậu duệ duy nhất của bộ tộc Aryans có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Giả thuyết được đặt ra rằng sau khi đánh bại quốc vương Ấn Độ Porus vào năm 326 TCN, một nhóm lính trong lực lượng quân đội của vua Alexander đã đi lạc trên đường quay trở lại Hy Lạp. Sau đó, nhóm lính này đã tập trung sinh sống và phát triển thành một bộ tộc, chính là bộ tộc Drokpa nguyên bản.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng Drokpa có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) đến phía tây Ladakh hàng thế kỷ trước. Đây là bộ tộc mang đậm nét đặc trưng của nền văn hoá bản địa Aryan. Giả thuyết này có khả năng chính xác cao hơn.

Từ xa xưa, người Drokpa có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và đổi vợ một cách thoải mái mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người. Trong bộ tộc, nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng, thậm chí quan hệ xác thịt mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương. Những người đàn ông trong bộ tộc này có quyền trao đổi, mặc cả để trao đổi vợ mình với người còn lại tùy ý thích.

Tất cả những người vợ sẽ đều phải nghe theo. Thậm chí có nhiều trường hợp, người phụ nữ còn bị cho "đi ở" bên một người đàn ông khác trong nhiều tuần liền. Những người phụ nữ trong bộ tộc Drokpa có vẻ như phải chịu khá nhiều thiệt thòi so với tiêu chuẩn của những người phụ nữ hiện đại. 

Tuy nhiên, khi được hỏi họ lại cho rằng đó là điều rất bình thường và coi việc đổi vợ là một giá trị truyền thống của bộ tộc mình cần được bảo tồn. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Leh lên cầm quyền, phong tục này đã bị cấm do bị cho là hành vi không văn minh đối với người dân "đô thị". Kể từ đó đến nay, người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

Bộ tộc Drokpa sống chan hòa, vui vẻ.

Không kết hôn với người ngoài

Người Drokpa khác biệt hoàn toàn với người Tạng - Miến cũng sống tại Ladakh cả về diện mạo, văn hóa, ngôn ngữ và cách tổ chức xã hội. Đàn ông và phụ nữ có dáng cao, có khuôn mặt ưa nhìn, mắt to sáng, môi dày, mũi thẳng và lông mày đậm rất dễ phân biệt. Chính vì vậy, để duy trì dòng máu thuần chủng của bộ tộc mình, họ không kết hôn với người ngoài.

Âm nhạc, khiêu vũ, đồ trang sức, hoa và rượu lúa mạch là những sở thích tiêu biểu của người Drokpa. Nền văn hóa đặc sắc của họ được thể hiện qua những bộ trang phục và món đồ trang trí tinh tế trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Bonano diễn ra vào cuối mùa hè. Trong lễ hội này, tất cả đàn ông và phụ nữ trong bộ tộc đều nhảy múa tưng bừng trong ba ngày liên tiếp để ăn mừng sự kiện quan trọng nhất trong năm của mình.

Họ sinh sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn đới thuận lợi, nên cây trồng ở đây quanh năm tươi tốt. Nguồn thu nhập chính của họ là từ việc buôn bán táo, nho, óc chó, mơ khô, dầu hạt mai và nhiều loại rau xanh khác.

Trang phục truyền thống của họ sử dụng len làm chất liệu chính. Đàn ông ở đây mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao. Trong khi đó, trang phục dành cho phụ nữ là những chiếc váy len được làm thủ công từ các loại vỏ, hạt và đồ trang sức bạc. Cuối cùng, mũ da dê chính là món đồ không thể thiếu để tạo nên một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh. Chúng được trang trí tỉ mỉ bằng nhiều loại hoa, đồng xu và vỏ sò, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc vùng Ladakh này.

Những người dân trong làng nhiều khi đang làm việc chăm chỉ trên những cánh đồng vừa ca hát và hái táo từ trên cây. Nhiều người phụ nữ đôi khi dừng lại để chỉnh những vòng hoa trên mái tóc họ. Với những bộ trang phục truyền thống rất sặc sỡ và bắt mắt, bộ tộc Drokpa đang là một điểm đến ưa thích của nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch.

Nguyễn Minh

Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.

Vượt hơn ngàn cây số, những cựu chiến binh từ các tỉnh phía Bắc mang theo trái tim nồng thắm đến TP Hồ Chí Minh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Đó là những tâm trạng vui, buồn lẫn lộn của nhiều phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Quyết Tiến (Bộ Công an) có thành tích cải tạo tốt đang được đề nghị đặc xá và đủ điều kiện đang được đề nghị Tha tù trước thời hạn đã được phóng viên Báo CAND ghi lại trong những ngày gần đây.

Chiều 30/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên cho biết, vào khoảng 2h sáng cùng ngày, trên tuyến QL279 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe ô tô khiến 1 người tử vong. Tài xế gây tai nạn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,230 mg/L khí thở.

Dòng người cứ tăng dần, mỗi phút trôi qua lại có rất nhiều phần vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được mọi người "xí phần” làm chỗ chờ xem diễu binh vào ngày 30/4.

Khởi chiếu vào những ngày tháng tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Một bộ phim nữa cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng là “Mưa đỏ” cũng đang được tích cực hoàn thiện để ra rạp vào ngày 2/9. Như vậy, cùng với những bộ phim kinh điển ghi dấu trước đó, niềm hân hoan, tự hào về ngày thống nhất 30/4 vẫn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào với những người làm điện ảnh...

Ngày 30/4, nguồn tin của phóng viên xác nhận, Công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ đối tượng Lê Khánh Duy (SN 2008), thôn Nguyệt Tân, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc để điều tra, làm rõ tội giết người.

Công an tỉnh Vĩnh Long khẩn trương điều tra làm rõ diễn biến hành vi gây án của Nguyễn Vĩnh Phúc, người đã dùng súng bắn Nguyễn Văn Bảo Trung và các tình tiết liên quan. Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024 làm con của Phúc tử vong và quá trình giải quyết khiếu nại trong vụ việc.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 28/4, tại lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance chính thức tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ.

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.