Bộ tộc có tục tự do đổi vợ trên đỉnh Himalaya

07:14 07/12/2017
Người Drokpa ở vùng Ladakh có truyền thống hôn nhau, quan hệ thể xác giữa đám đông và trao đổi vợ tự do thoải mái. 


Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2.500 người, sinh sống tại ba ngôi làng nhỏ trong thung lũng Dha-Hanu thuộc vùng Ladakh, nằm giữa Jammua và Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.

Không gây ảnh hưởng quan hệ mọi người

Thung lũng Dha-Hanu cách Leh, thủ đô vương quốc Ladakh của người Himalaya cổ 163 km về phía tây nam. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà sử học đã xác định người Drokpa là hậu duệ duy nhất của bộ tộc Aryans có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Giả thuyết được đặt ra rằng sau khi đánh bại quốc vương Ấn Độ Porus vào năm 326 TCN, một nhóm lính trong lực lượng quân đội của vua Alexander đã đi lạc trên đường quay trở lại Hy Lạp. Sau đó, nhóm lính này đã tập trung sinh sống và phát triển thành một bộ tộc, chính là bộ tộc Drokpa nguyên bản.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng Drokpa có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) đến phía tây Ladakh hàng thế kỷ trước. Đây là bộ tộc mang đậm nét đặc trưng của nền văn hoá bản địa Aryan. Giả thuyết này có khả năng chính xác cao hơn.

Từ xa xưa, người Drokpa có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và đổi vợ một cách thoải mái mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người. Trong bộ tộc, nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng, thậm chí quan hệ xác thịt mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương. Những người đàn ông trong bộ tộc này có quyền trao đổi, mặc cả để trao đổi vợ mình với người còn lại tùy ý thích.

Tất cả những người vợ sẽ đều phải nghe theo. Thậm chí có nhiều trường hợp, người phụ nữ còn bị cho "đi ở" bên một người đàn ông khác trong nhiều tuần liền. Những người phụ nữ trong bộ tộc Drokpa có vẻ như phải chịu khá nhiều thiệt thòi so với tiêu chuẩn của những người phụ nữ hiện đại. 

Tuy nhiên, khi được hỏi họ lại cho rằng đó là điều rất bình thường và coi việc đổi vợ là một giá trị truyền thống của bộ tộc mình cần được bảo tồn. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Leh lên cầm quyền, phong tục này đã bị cấm do bị cho là hành vi không văn minh đối với người dân "đô thị". Kể từ đó đến nay, người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

Bộ tộc Drokpa sống chan hòa, vui vẻ.

Không kết hôn với người ngoài

Người Drokpa khác biệt hoàn toàn với người Tạng - Miến cũng sống tại Ladakh cả về diện mạo, văn hóa, ngôn ngữ và cách tổ chức xã hội. Đàn ông và phụ nữ có dáng cao, có khuôn mặt ưa nhìn, mắt to sáng, môi dày, mũi thẳng và lông mày đậm rất dễ phân biệt. Chính vì vậy, để duy trì dòng máu thuần chủng của bộ tộc mình, họ không kết hôn với người ngoài.

Âm nhạc, khiêu vũ, đồ trang sức, hoa và rượu lúa mạch là những sở thích tiêu biểu của người Drokpa. Nền văn hóa đặc sắc của họ được thể hiện qua những bộ trang phục và món đồ trang trí tinh tế trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Bonano diễn ra vào cuối mùa hè. Trong lễ hội này, tất cả đàn ông và phụ nữ trong bộ tộc đều nhảy múa tưng bừng trong ba ngày liên tiếp để ăn mừng sự kiện quan trọng nhất trong năm của mình.

Họ sinh sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn đới thuận lợi, nên cây trồng ở đây quanh năm tươi tốt. Nguồn thu nhập chính của họ là từ việc buôn bán táo, nho, óc chó, mơ khô, dầu hạt mai và nhiều loại rau xanh khác.

Trang phục truyền thống của họ sử dụng len làm chất liệu chính. Đàn ông ở đây mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao. Trong khi đó, trang phục dành cho phụ nữ là những chiếc váy len được làm thủ công từ các loại vỏ, hạt và đồ trang sức bạc. Cuối cùng, mũ da dê chính là món đồ không thể thiếu để tạo nên một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh. Chúng được trang trí tỉ mỉ bằng nhiều loại hoa, đồng xu và vỏ sò, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc vùng Ladakh này.

Những người dân trong làng nhiều khi đang làm việc chăm chỉ trên những cánh đồng vừa ca hát và hái táo từ trên cây. Nhiều người phụ nữ đôi khi dừng lại để chỉnh những vòng hoa trên mái tóc họ. Với những bộ trang phục truyền thống rất sặc sỡ và bắt mắt, bộ tộc Drokpa đang là một điểm đến ưa thích của nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch.

Nguyễn Minh

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文